7 nguyên tắc vàng- sứ mệnh của giáo dục

1. Giáo dục không chỉ là việc trao truyền kiến thức một cách thụ động mà là phương pháp giúp mỗi người trở thành những con người hoàn hảo, sống một đời sống tốt đẹp để có thể giúp đỡ, đem lại bình an đến cho cả thế giới.

2. Đừng định hướng cho con trẻ một nền giáo dục tách biệt, cô lập trong kiến thức và những ước mơ vật chất nhưng lại thiếu đi sự kết nối và thấu hiểu với thiên nhiên, môi trường, với mọi người, mọi loài trên thế giới này.

3. Giáo dục kiến thức cần luôn đặt trên nền tảng của giáo dục tâm hồn. Nền tảng căn bản của giáo dục là sự rèn luyện, trưởng dưỡng tâm – hay chính là giáo dục tâm hồn.

4. Đừng cho rằng việc dạy dỗ con em mình chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi gia đình bạn. Hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng đến toàn xã hội, mỗi suy nghĩ, lời nói, hành động của từng cá nhân đều có thể làm cho thế giới thay đổi.

5. Nền giáo dục nào cũng cần cho phép con trẻ có thể tự do trải nghiệm, tìm kiếm con đường của riêng mình cũng như phát hiện ra năng lực trực giác để kết nối với nội tâm mình và thế giới bên ngoài. Theo nghĩa này, giáo dục không nên định trước khuôn mẫu một cách hẹp hòi, máy móc.

6. Đừng tạo áp lực khiến con bạn phải phấn đấu trở thành một thần tượng nào đó của cha mẹ hay xã hội mà nên gợi cho con trẻ cách nhìn nhận vấn đề, phương pháp giúp con bạn cân bằng được sự phát triển về vật chất, kiến thức cùng với sự giàu có của tâm hồn.

7. Cần ý thức rằng con trẻ đón nhận giáo dục ở tất cả mọi lúc, mọi nơi, từ những điều thầy cô dạy ở trường cho tới những gì các em được tai nghe mắt thấy trong cuộc sống, chẳng hạn, những hành xử của bố mẹ hàng ngày, những tin tức truyền thông trên ti vi, phim ảnh, âm nhạc, game… Bài học tốt hay xấu đều phụ thuộc những nội dung và cách thức mà trẻ được tiếp cận hay chia sẻ.

(Chia sẻ của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa trong buổi tọa đàm Thinkedu 2015 tại Ấn Độ)/ Nguồn: http://www.hoangmaile.com/