Ý NGHĨA MỘT SỐ THÀNH NGỮ – TỤC NGỮ DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

61/ Máu chảy ruột mềm: Tình thương yêu giữa nhưng người ruột thịt, cùng nòi giống.

62/ Mèo nhỏ bắt chuột con: Làm việc ở mức vừa phải, hợp với khả năng, sức lực của mình.

63/ Môi hở răng lạnh: Anh chị em trong một gia đình phải thương yêu giúp đỡ nhau (vì người này gặp chuyện không may thì người khác cũng bị thiệt thòi).

64/ Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy: Người dạy mình dù nhiều hay ít mình cũng phải tôn trọng và xem là thầy giáo của mình.

65/ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: Tàu có nghĩa là chuồng ngựa, ý nói sự cảm thông thương yêu lẫn nhau của những người trong gia đình, đồng loại trong lúc hoạn nạn.

66/ Một nắng hai sương: Sự vất vả nhọc nhằn, lặng lẽ triền miên của người nông dân phải lao động liên tục trong ngày từ sáng sớm đến chiều tối.

67/ Muôn hình muôn vẻ: Nhiều hình dạng, nhiều vẻ, đa dạng, phong phú.

68/ Mưa dây gió giật: Chỉ thời tiết khó khăn, gây trở ngại trong cuộc sống (mưa to kéo dài, gió bão lớn).

69/ Mưa thuận gió hoà: Thời tiết rất thuận lợi để canh tác.

70/ Nhanh như cắt: (Cắt là loại chim bay nhanh, linh hoạt). Ý nói nhanh nhẹn, hoạt bát.

71/ Nhiều sao thì nắng vắng sao thì mưa: Kinh nghiệm xem thời tiết, hễ thấy có nhiều sao trên bầu trời ban đêm thì ngày hôm sau trời sẽ nắng, hễ không có sao thì trời hôm sau sẽ mưa.

72/ Như môi với răng: Quan hệ gắn bó khăng khít.

73/ Như thiêu như đốt: Rất nóng và khó chịu, thường nói về thời tiết.

74/ Nói trước quên sau: Hay quên hoặc đãng trí không nhớ những gì mình đã nói trước đó

75/ Nói như khướu: Nói nhiều, nói liến thoắng hay nói.

76/ Non sông gấm vóc: (Gấm và vóc là hai thứ hàng dệt bằng tơ lụa đẹp, quý) nói về vẻ đẹp và sự giàu có của đất nước.

77/ Non xanh nước biếc: Phong cảnh thiên nhiên núi non, sông nước xinh đẹp.

78/ Quân dân một lòng: Chỉ sự đoàn kết nhất trí (đồng lòng) giữa quân đội và dân chúng.

79/ Quê cha đất tổ: Quê hương nơi tổ tiên, ông cha đã cư trú từ lâu đời.

80/ Quyết chiến quyết thắng: Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.

CÒN TIẾP >>

One thought on “Ý NGHĨA MỘT SỐ THÀNH NGỮ – TỤC NGỮ DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

  1. Pingback: Ý NGHĨA MỘT SỐ THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC - KỸ NĂNG CẦN BIẾT

Comments are closed.