Viết thế nào cho đúng chính tả ‘vở lẻ’ hay ‘vỡ lẽ’? Đặt câu như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều ý kiến thắc mắc viết từ ‘vở lẻ’ hay ‘vỡ lẽ’ là đúng chính tả? Và dùng như thế nào? Trường hợp ngữ cảnh nào thì dùng đúng từ ngữ này? Mời mọi người cùng KỸ NĂNG CẦN BIẾT tìm hiểu nội dung này nhé!

Trước hết hãy hiểu cặn kẽ từng tiếng: Vỡ và vở cũng như lẻ và lẽ

Vỡ có nghĩa là:

+ đgt. . . : (vật cứng, giòn) rời ra thành nhiều mảnh do tác động của lực cơ học: vỡ bát, gạch vỡ, gương vỡ lại lành, đánh nhau vỡ đầu;

không còn nguyên khối nữa, mà có những mảnh, những mảng lớn bị tách rời ra do không chịu nổi tác động mạnh của lực cơ học: vỡ đê, tức nước vỡ bờ.

+ tng. . . không còn là một khối có tổ chức nữa, mà bị tan rã do có tác động từ bên ngoài vào: vỡ đội hình, vỡ cơ sở bí mật. . .

(Khẩu ngữ) (chuyện) đã bị lộ ra, không còn giấu giếm được nữa: vỡ chuyện thì phiền, cố không để vỡ chuyện, chuyện mà vỡ ra thì xấu mặt cả lũ. . .

Bắt đầu khai phá: vỡ hoang, vỡ đất trồng cây. . .

Bắt đầu hiểu ra: tập làm rồi vỡ dần ra thôi.

– Vở có nghĩa là: (danh từ)

+ Tập giấy được đóng lại để viết, thường có bìa bọc ngoài: vở tập viết, vở bài tập toán.

Vở, hay còn gọi là vở ghivở viếttập viết, là tập giấy được đóng lại dùng để viết lên bằng các loại bút khác nhau. Vở thường có bìa bọc ngoài để bảo vệ kèm theo các tranh ảnh để tăng sức hấp dẫn với khách hàng.

Vở có thường có màu giấy trắng/màu nhạt (vàng) để viết và vẽ lên trên. Vở thường dùng để viết nhật ký, vẽ hoặc ghi chép/ghi chú. Ngoài ra, vở đã sử dụng còn có thể tái sử dụng lại.

Vở có thể được phân biệt theo nhiều loại:

  • Kích thước
  • Giấy ghi chép (giấy kẻ ô li, giấy có vạch dòng)
  • Công dụng

+ Từ dùng để chỉ từng đơn vị tác phẩm sân khấu: vở chèo, một vở kịch hay

Lẽ có nghĩa là: (danh từ)

Lẽ: điều thường thấy ở đời, được coi là hợp với quy luật, với đạo lí (điều đó trái với lẽ thường, sống sao cho phải lẽ); điều được coi là lí do giải thích, là nguyên nhân của sự việc (chậm vì nhiều lẽ, làm cho ra lẽ, nói đã cạn lẽ); vợ lẽ (nói tắt): làm lẽ, chết trẻ còn hơn lấy lẽ (tng)

– Lẻ có nghĩa là:

Danh từ: lượng bằng một phần mười của đấu (một đấu hai lẻ gạo); lượng nhỏ, trong quan hệ với chỉnh thể, toàn thể (vài lẻ củi)

Tính từ: (số nguyên) không chia hết cho 2; phân biệt với chẵn (1, 3, 5 là những số lẻ, kiêng đi ngày lẻ; (phép chia) không chia hết, còn dư (phép chia lẻ); có số dư ngoài số tròn (từ hàng chục trở lên): một trăm lẻ ba, một nghìn lẻ một câu chuyện

Có phần dư ngoài đơn vị được nói đến: từ đó đến nay đã hai mươi năm có lẻ; riêng ra một mình, tách rời ra một mình: đi lẻ từng người một, xóm lẻ, chim lẻ bầy; riêng từng cái, từng số lượng nhỏ: mua lẻ từng cái một, có tài lẻ, chỉ còn mấy đồng lẻ

Căn cứ vào ý nghĩa của mỗi tiếng trên cũng đủ thấy ‘Vỡ lẽ‘ là đúng chính tả

Vỡ lẽ: Hiểu ra được thực chất điều mà trước đó chưa biết rõ, chưa hiểu rõ: suy nghĩ một hồi mới vỡ lẽ, thảo luận cho vỡ lẽ; Đồng nghĩa: vỡ, vỡ vạc

Không có từ vở lẻ. Có chăng là: vở lẻ, quần áo lẻ, … Nhưng đây không phải là một từ (không phải từ ghép) lẻ trong trường hợp này là riêng lẻ, không cùng loại hoặc không cùng bộ sưu tập mà cá nhân lựa chọn.

Đặt câu với từ “vỡ lẽ

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ “vỡ lẽ”, trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ vỡ lẽ; hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ vỡ lẽ trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt.

1. Rồi thì tôi mới vỡ lẽ hôn nhân không phải chỉ toàn màu hồng.

2. Sau 16 năm làm việc trong lĩnh vực vận tải, tôi đã vỡ lẽ khi nói chuyện với một khách hàng ngành công nghệ sinh học.

3. Lúc đó mới vỡ lẽ ra anh là một Nhân Chứng đến từ thành phố Toamasina ven biển; một thành phố cách xa khoảng 200 kilômét về phía đông bắc.

4. Chẳng hạn, một người nghiện rượu tưởng rằng mình có thể uống thả giàn; nhưng đến khi sức khỏe kiệt quệ và gia đình tan nát thì mới vỡ lẽ.

Với ý nghĩa và cách phân tích trên, KỸ NĂNG CẦN BIẾT hi vọng sẽ giúp mọi người tránh nhầm lẫn khi dùng từ “Vỡ lẽ”.

Hãy thường xuyên đến với KỸ NĂNG CẦN BIẾT để cập nhật thêm nhiều kỹ năng hay và bổ ích!

Ngọc Sơn – KỸ NĂNG CẦN BIẾT