TỰ NHẮC MÌNH TRONG CÁC MỐI TƯƠNG GIAO

Giao tiếp, kết bạn, xã giao, … là nhu cầu rất cần thiết trong đời sống của tất cả chúng ta. Con người, nếu thiếu đi sự quan hệ giao tiếp sẽ trở nên tẻ nhạt, lạnh lùng, gặp nhiều điều trắc trở khó khăn, cuộc sống trở nên vô vị, vô cảm. Thế nhưng trong các mối tương giao chúng ta cũng cần phải biết tự nhắc mình. Hãy tham khảo những ý tưởng dưới đây để cuộc sống trở nên thú vị và tươi đẹp hơn.

1. Tất cả những điều bạn né tránh, thật ra đều là điều bạn cần học; điều bạn ghét nhất ở người khác, thường đều là điểm bạn không hài lòng nhất ở bản thân mình.

2. Chín chắn khi tiếp xúc có nghĩa là lòng hại người không thể có, lòng đề phòng không thể thiếu.

3. Bớt nói một câu không chết được, đừng lúc nào cũng hơn thua, cho dù nhất thời có thắng được đối phương, chứng minh được quan điểm của mình là đúng, để rồi được gì sau đó? Chắc chắn đối phương cũng sẽ không vui. Đôi khi biết bỏ xuống sự hơn thua để giữ được ”cái tình’ giữa quan hệ con người với nhau trong đời sống, đó là người sống có tâm vậy!

4. Đừng quá lạnh nhạt, đừng quá cứng rắn, đừng lúc nào cũng thể hiện bộ mặt tối tăm cau có của mình trước mặt người khác. Tuy đó là sống thật, nhưng đời người có lúc phải diễn, không phải diễn để ”trang điểm” bản thân mà để có được bầu không khí sống chung dễ chịu.

5. Đối xử với bạn bè, “tặng than trong tuyết” luôn quan trọng hơn “thêm hoa lên gấm”, tức là sự giúp đỡ khi bạn bè gặp khó khăn quan trọng hơn nhiều việc hỗ trợ khi họ thuận lợi.

6. Sống một mình tuy rất khó, nhưng buộc phải học cách sống một mình, không thể dựa dẫm vào người khác, tránh khi những người quanh bạn rời bỏ bạn, bạn vẫn có thể sống thật tốt.

7. Khi nghe dư luận về mình bạn nên vào phòng soi gương.

Nếu khuôn mặt người trong gương dính lọ, tự hổ thẹn, cẩn thận lau chùi.. Nếu thấy người trong gương không có chút tỳ vết, cười với bóng mình một cái, bước qua dư luận, sống thảnh thơi…

Tạ Quốc Việt (sưu tầm)