1. Tục ngữ là gì?
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.
2. Ca dao là gì
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.
3. Một số câu ca dao tục ngữ nói về tính siêng năng kiên trì
TỤC NGỮ:
– Có chí thì nên
– Hữu chí cánh thành.
– Có chí làm quan, có có gan làm giàu.
– Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
– Mưu cao chẳng bằng chí dày.
– Thua keo này bày keo khác.
– Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
– Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
– Ai đội đá mà sống ở đời.
– Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già.
– Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
– Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.
– Có cứng mới đứng được đầu gió.
– Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.
– Mảng lo khó, bó không chặt.
– Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.
– Kiến tha lâu đầy tổ.
– Có công mài sắt có ngày nên kim.
CA DAO:
– Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
– Dẫu rằng chí thiễn tài hèn
Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.
– Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
– Hãy cho bền chí câu cua,
Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.
– Người đời ai khỏi gian nan
Gian nan có thuở thanh nhàn có khi.
– Có bột mới gột nên hồ
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
– Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai.
– Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
– Non cao cũng có đường trèo
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.
– Non cao cũng có đường trèo
Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên.
Dinh Phương (sưu tầm)/ Nguồn: https://vndoc.com/