MẸO BẾP NÚC

Bếp núc là công việc tuy giản đơn nhưng luôn cần thiết và quan trọng trong đời sống. Cuộc sống có tươi đẹp hay không, gia đình sung túc vui tươi hạnh phúc hay không thì chuyện bếp núc góp phần không nhỏ vào sự êm ấm và phát triển của một gia đình. Chính vì vậy mẹo bếp núc cũng luôn được mọi người quan tâm. KỸ NĂNG CẦN BIẾT xin chia sẻ đến quý đọc giả một số mẹo bếp núc hữu ích sau đây, mời mọi người cùng tham khảo.

Muốn ốc luộc không đứt ruột: Khi sôi đảo bằng thìa kim loại chứ không dùng đũa.

Nếu sợ ăn măng có nhiều chất độc, hãy luộc măng với ớt cay, măng sẽ giòn ngon và ít độc tố.

Muốn luộc ngan/vịt già không bị dai, khi luộc cho vài con ốc vặn vào.

Muốn mực xào không ra nước hãy rửa mực bằng giấm và chần nước nóng trước khi xào.

Muốn gỏi không bị chua gắt, giữ màu đẹp, hãy trộn đường đầu tiên sau đó mới cho giấm.

Để rửa tay có mùi sau khi cắt hành, tỏi chỉ cần chà tay lên một muỗng bằng thép không gỉ khoảng 30 giây rồi mới rửa lại bằng nước. Thép hấp thụ mùi rất tốt. Nếu có hạt cà phê tươi, nó cũng hấp thụ mùi cũng rất hiệp quả.

Khi nồi cơm bị cháy, có mùi khê khó chịu, hãy đặt một miếng bánh mỳ trắng vào nồi cơm trong vòng 5 đến 10 phút để nó hấp thụ mùi.

Nếu bạn không xác định được trứng của mình có tươi hay không, hãy đặt chúng vào cái chậu khoảng 10 cm nước. Trứng chìm nghĩa là nó tươi, nếu nổi là đã qua giai đoạn tươi. Và việc của bạn là hãy ăn trước những quả trứng không còn tươi nữa.

Để giữ cho khoai tây không nảy mầm trong túi, hãy cho một quả táo vào với nó.

Mủ của rau, củ có thể khiến đôi tay bạn đen sì. Lúc này hãy chà một vài lát khoai tây đã gọt vỏ hoặc dùng giấm.

Luôn luôn để một cây lô hội trong nhà bếp. Nó là vô giá khi cánh tay bị xước hoặc ngón tay bị bỏng. Chỉ cần bẻ đôi lá nha đam và lấy gel bôi lên vết thương.

Để giữ cho rau quả tươi lâu hãy bọc chúng trong báo trước khi cho chúng vào tủ lạnh.

Dinh Phương (sưu tầm)