405/BGDĐT-GDTH V/v thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5 học kỳ II năm học 2020-2021

Ngày 28 tháng 01 năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Công văn 405/BGDĐT-GDTH V/v thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5 học kỳ II năm học 2020-2021 đến các Sở Giáo dục và Đào tạo trong cả nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5, học kỳ II năm học 2020-2021 các nội dung sau đây:

– Tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018;

– Thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5, học kỳ II năm học 2020-2021 theo Hướng dẫn điều chỉnh kế hoạch giáo dục (Phụ lục gửi kèm). Không kiểm tra định kỳ vào các nội dung kiến thức bổ sung.

Xây dựng kế hoạch phù hợp, bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp 5 thực hiện triển khai nội dung trên (sử dụng tài liệu đã chỉnh sửa hoàn thiện sau tập huấn, bồi dưỡng cấp trung ương cho tổ trưởng chuyên môn về dạy học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc lớp 5 chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tổ chức trong tháng 12/2020).

PHẦN I: (DEMO)

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LỚP 5, HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021
(Ban hành kèm theo Công văn số 405/BGDĐT-GDTH ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Bộ GDĐT)

A. Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn học/hoạt động giáo dục

1. Môn: Tiếng Việt

TTNi dung cần điều chỉnhMức độ/Yêu cầu cần đtHướng dẫn (Gợi ý thời lượng; thời điểm dạy; sắp xếp vào vị trí trong mạch kiến thức môn học, …)
1KIẾN THỨC  
1.1.KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT  
 – Kiến thức về dấu gạch nốiNhận biết được công dụng của dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng)– Lồng ghép khi dạy bài Chính tả (tuần 26) gồm: bài 1 (Nghe – viết Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động); bài 2 (Tác giả bài Quốc tế ca)
 – Giới thiệu biện pháp điệp từ, điệp ngữ.Nhận biết và nêu được công dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ (nhằm nhấn mạnh ý nào đó).– Lồng ghép khi dạy Tập đọc. Ví dụ: bài Đất nước (Tuần 27)

CV

 – Giảm bớt nội dung ôn tập dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép (tuần 29, 30, 31, 32, 33, 34)Dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép– Điều chỉnh thành bài tập viết câu, viết đoạn sử dụng dấu chấm (dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép..) như là bài tập vận dụng (liên hệ, kết nối, so sánh) của Tập đọc hoặc bài tập chuẩn bị cho Tập làm văn (luyện viết đoạn văn ngắn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng, đoạn văn biểu cảm, đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội, bài văn thuyết minh ngắn về sách hoặc phim; hoặc rèn luyện nhiều hơn yếu tố biểu cảm trong bài văn kể chuyện, miêu tả) Ví dụ: Trong bài Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm), có thể giảm bớt bài tập 3, điều chỉnh thành bài tập yêu cầu: Viết đoạn văn có câu sử dụng dấu hai chấm nói về một cảnh đẹp (tích hợp với Tập làm văn)

CV

1.2KIẾN THỨC VĂN HỌC Chú ý thêm kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện; hình ảnh trong thơ; nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại. – Lồng ghép khi dạy các văn bản truyện, thơ, kịch. + Kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện. Ví dụ: Tiếng rao đêm (Tuần 21), Một vụ đắm tàu (Tuần 29)… + Hình ảnh trong thơ. Ví dụ: Cao Bằng (Tuần 22); Cửa sông (Tuần 25); Đất nước (Tuần 27)… + Nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại. Ví dụ: Người công dân số 1- Tuần 19; Thái sư Trần Thủ Độ -Tuần 20),…
2K NĂNG  
2.1.KỸ NĂNG ĐỌC  
2.1.1.Đọc thông/Kỹ thuật đọc  
 – Hướng dẫn HS yêu cầu: Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.Ghi chép được vắn tắt ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tayLồng ghép khi hướng dẫn học sinh ghi chép phản hồi đọc mở rộng.

CV

2.1.2.Đọc – hiểu  
 Bài tập hồi đáp/vận dụng/liên hệ, kết nối, so sánh, giảm bớt loại bài tập nhận diện (những bài tập này tạo cơ hội lồng ghép yêu cầu viết đoạn bài theo các kiểu văn bản mới có ở chương trình GDPT 2018).Đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản hoặc liên hệ được văn bản với cuộc sống.Ví dụ: Một số bài tập minh họa như sau: Tuần 21: Tiếng rao đêm (Viết lời cảm ơn cho người bán bánh giò- người thương binh đã cứu người trong đám cháy) Tuần 29: Một vụ đắm tàu (Viết một kết thúc vui cho câu chuyện Một vụ đắm tàu.) Tuần 29: Con gái (Đặt mình vào vai Mơ nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái) Tuần 34: Lớp học trên đường (1. Đặt mình vào vai Rê mi, nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em; 2. Xung quanh em có ai gặp hoàn cảnh như Rê mi không? Em có có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó)…
2.1.3.Ứng dụng kỹ năng đọc/Đọc mở rộng  

CV

 – Hướng dẫn HS đọc thuộc thêm 3- 5 bài thơ. – Hướng dẫn HS đọc văn bản trên internet – Hướng dẫn học sinh tìm nguồn văn bản để đọc mở rộng, rèn luyện đọc hiểu và ghi chép kết quả đọc hiểu.Biết tìm văn bản để tự đọc mở rộng và bước đầu biết ghi chép phản hồiVí dụ: Ghi lại câu thơ yêu thích sau khi đọc; nêu nhân vật yêu thích và giải thích lý do vì sao yêu thích; tóm tắt lại câu chuyện đã đọc…
2.2KỸ NĂNG VIẾT  
2.2.1.Viết chính tả/ K thuật Viết  
 – Giảm chính tả đoạn bài (nghe – viết) ở học kỳ II – Điều chỉnh thành chính tả nghe – ghi – Yêu cầu viết hoa thể hiện sự tôn kínhBước đầu chủ động nghe- ghi được các thông tin– Giảm chính tả đoạn bài (nghe – viết) ở học kỳ II – Điều chỉnh chính tả nghe – ghi. – Lồng ghép khi dạy Luyện từ và câu

CV

2.2.2.Viết đoạn văn, văn bản  
 – GV xây dựng những đề bài mở, tạo cơ hội cho HS sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt của riêng mình. Chuyển dạng đề mở (đề có cải biến, sáng tạo). Ví dụ: từ đề bài “Hãy tả mùa xuân”, có thể điều chỉnh thành đề bài: “Hãy viết một bức thư cho chị Mùa Xuân nói lên tình yêu, lòng mong đợi mùa xuân của mình.”

CV

 – Hai hướng điều chỉnh: + Có thể giảm bớt những bài ôn về kể chuyện, miêu tả ở Học kỳ II (tuần 24, tuần 27, tuần 31, tuần 33) để dành thời lượng cho học sinh luyện viết đoạn văn ngắn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng, đoạn văn biểu cảm, đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội, bài văn thuyết minh ngắn về sách hoặc phim; hoặc rèn luyện nhiều hơn yếu tố biểu cảm trong bài văn kể chuyện, miêu tả. – Có thể sử dụng hoạt động vận dụng của đọc hiểu để học sinh liên hệ, kết nối với hoạt động viết. Phần đọc hiểu được coi là phần chuẩn bị cho hoạt động viết.Viết được đoạn văn ngắn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng, đoạn văn biểu cảm, đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội, bài văn thuyết minh ngắn về sách hoặc phim– Dạy lồng ghép trong phần vận dụng của bài đọc hiểu. Ví dụ: một số đề bài minh họa: – Tuần 29: Một vụ đắm tàu: Thay một kết thúc vui cho câu chuyện Một vụ đắm tàu. (Đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình 2018: viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy tính tưởng tượng) Tuần 29: Con gái: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái. (Đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình GDPT 2018: yêu cầu viết đoạn nêu ý kiến (giải thích) về hiện tượng xã hội)

CV

PHẦN II: CHI TIẾT TOÀN BỘ PHỤ LỤC THEO CV 405

Tô Ngọc Sơn – KỸ NĂNG CẦN BIẾT