Con rết, đứng thứ nhất trong ngũ độc, nhưng sao độc của nó không giết được gà trống?

Gà trống đã giải quyết được rết cho chúng ta một phần nào đó, ai có sân nhà thì nuôi một con gà trống để không sợ gặp rết.

Con rết, là độc thứ nhất trong ngũ độc, thế nhưng tại sao không giết được con gà trống?

Ở một số vùng núi sâu, thường có nhiều loại động vật, một số loài động vật có độc. Loài rết mà chúng ta biết đến là loài sinh vật hay sống ở nông thôn và vùng núi sâu. Rết được mệnh danh là đứng đầu trong ngũ độc nên có sức công phá rất mạnh. Dù độc là vậy, nhưng tại sao không hạ độc được một chú gà trống to xác?

Nhiều người thắc mắc tại sao gà trống không bị trúng độc khi ăn phải rết

Có hai lý do:

– Nguyên nhân đầu tiên là nọc độc của rết có trong cơ thể. Khi gà trống ăn phải nó không nhai mà nuốt trực tiếp một nhát, rết chui thẳng vào dạ dày gà trống, trong dạ dày gà trống có một chất men tiêu hóa. Chất này sẽ làm nọc độc trong con rết tiêu hóa nên sẽ không bị nhiễm độc.

– Nguyên nhân thứ hai là do gà trống có bộ lông dày và dài, mà vuốt (kìm) tiết độc ở vùng miệng rết rất ngắn nên không thể chạm được vào bề mặt cơ thể gà trống, vì vậy sẽ không bị trúng độc.

Như chúng ta đã biết chân của con rết được bao bọc bởi một lớp chất sừng nên rất cứng, sức mạnh của con rết thực sự không có gì đáng nói đối với các con người. Nhưng móng vuốt của sinh vật này dễ dàng xuyên thủng được da người, vì vậy chúng ta vẫn nên tránh xa sinh vật này trong cuộc sống.

Nhiều loài động vật sống trong tự nhiên có thiên địch của riêng chúng, chính vì sự hạn chế lẫn nhau giữa các loài động vật mà chúng có thể thúc đẩy sự cân bằng của các loài. Dù vậy, chúng ta cũng không nên xem thường độc tính của loài rết.

Hồ Yên (Theo Công lý & xã hội)/ Nguồn: https://ngoisao.vn/