Học Tiếng Việt không khó. Nếu chúng ta thuộc lòng bảng chữ cái, hiểu rõ quy tắc ghép vần, tiếng và câu thì chúng ta rất dễ dàng đọc, viết và nói. Hãy bắt đầu từ Bảng chữ cái Tiếng Việt!
BÀI 1: BẢNG CHỮ CÁI
I. Mẫu chữ viết 29 chữ cái
- Mẫu chữ in thường
2. Mẫu chữ viết thường
3. Mẫu chữ in hoa và chữ viết hoa
II. CÁCH VIẾT CÁC CHỮ CÁI
Chiều cao các chữ cái, dấu thanh
Chiều cao 1 đơn vị, gồm các chữ cái: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, c, n, m, v, x.
Chiều cao 1,25 đơn vị: r, s
Chiều cao 1,5 đơn vị: t
Chiều cao 2 đơn vị: d, đ, p, q
Chiều cao 2,5 đơn vị (Tức bằng 2 lần rưỡi chiều cao chữ cái ghi nguyên âm), gồm các con chữ: b, g, h, k, l, y
Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị.
2. Quy trình viết chữ cái Tiếng Việt
![]() | Nét 1: Cong kín Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trải). Nét 2: Móc ngược phải Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường ké 3 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì dừng lại. |
![]() | Nét 1: Cong kín Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Nét 2: Móc ngược phải Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì đừng lại. Nét 3: Cong dưới nhỏ Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên viết nét cong dưới (nhỏ) trên đầu chữ a vào khoảng giữa của đường kẻ 3 và đường kẻ 4. |
QC
![]() | Nét 1: Cong kín Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Nét 2: Móc ngược phải Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì đừng lại. Nét 3: Thẳng xiên ngắn Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên viết nét thẳng xiên ngắn (trái). Nét 4: Thẳng xiên ngắn Nối với nét 3 xuống viết nét thẳng xiên ngắn (phải) tạo dấu mũ trên đầu chữ a, vào khoảng giữa của đường kẻ 3 và đường kẻ 4. |
![]() | Nét 1: Nét khuyết xuôi và nét móc ngược Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét khuyết xuôi (đầu nét khuyết chạm đường kẻ 6) nối liền với nét móc ngược (phải) chân nét móc chạm đường kẻ 1, kéo dài chân nét móc tới gần đường kẻ 3 thì lượn sang trái, tới đường kẻ 3 thì lượn bút trở lại sang phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở cuối nét; dừng bút gần đường kẻ 3. |
![]() | Nét 1: Nét cong trái Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong trái; đến khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2 thì dừng lại. |
QC
![]() | Nét 1: Cong kín Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Nét 2: Móc ngược phải Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5 viết nét móc ngược (phải) sát nét cong kín; đến đường kẻ 2 thì dừng lại. |
![]() | Chữ đ thường có những đặc điểm sau: Cao 4 li (5 đường kẻ ngang) Viết 2 nét Nét 1: Cong kín Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Nét 2: Móc ngược phải (tương tự chữ d) Nét 3: thẳng ngang ngắn Cách viết (nét 1 và 2 tương tự cách viết chữ d): Nét 1, đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Nét 2, từ điểm dừng bút của nét. Lia bút lên đường kẻ 5 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì dừng lại. Từ điểm dừng bút ở nét 2. Lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng ngang ngắn (nét viết trùng đường kẻ) để thành chữ đ. |
Tải quy trình viết chữ cái tại đây!
Tô Ngọc Sơn (biên soạn)