10 TỪ VIẾT HÀNG TRĂM LẦN VẪN BỊ SAI CHÍNH TẢ

Phương ngữ Nam Bộ rất phong phú. Sự xuất hiện nhiều từ ngữ địa phương đã khiến nhiều người dù đã viết hàng trăm lần nhưng đôi khi vẫn bị sai chính tả.

KỸ NĂNG CẦN BIẾT mời mọi người cùng xem qua và ghi nhớ những từ dưới đây!

1. Trì triết hay chì chiết?

Từ viết đúng chính tả là chì chiết.

Chì chiết: động từ

Nghĩa: đay nghiến, làm cho khó chịu vì lời nói giọng nói. Mở miệng là chì chiết.

đay nghiến, dằn vặt một cách cay nghiệt làm người ta khó chịu

Ví dụ: Cô ấy thường xuyên tới đây và nói ra nói vào, rầy la cằn nhằn, đay nghiến chì chiết.

2. Bươn chải hay bươn trải?

Bươn chải đúng chính tả.

Bươn chải: động từ

Nghĩa: vật lộn một cách khó nhọc, vất vả (thường để kiếm sống)

lo liệu kiếm kế sinh nhai một cách khó khăn. Cố bươn chải.

bay nhảy, tranh đua, cố gắng làm việc

Ví dụ: Vì gia đình khó khăn nên cô ấy phải bươn chải để kiếm sống.

Hãy lo bươn chải với đời, Sao mai ló dạng chân trời rồi kia.

3. Dè xẻn hay dè sẻn?

Dè sẻn viết đúng chính tả.

Nghĩa: Tự hạn chế gắt gao trong việc chi tiêu.

Tự hạn chế ở mức tối thiểu trong việc chi dùng.

Ví dụ: Nếu có, bạn hãy chi dè sẻn để có thể dành dụm mỗi tháng một ít.

Bạn nên ăn tiêu dè sẻn.

Bạn đó dè sẻn từng đồng.

4. xà lan hay sà lan?

Từ viết đúng chính tả là sà lan

Sà lan: danh từ

Sà lan: Phương tiện vận chuyển hàng hoá trên sông và trong các vũng tàu, có đáy bằng, thành thấp.

5. Xiêu lòng hay siêu lòng?

Từ đúng chính tả là xiêu lòng

Xiêu lòng: động từ

Nghĩa: Ngả theo ý người khác.

Động từ không giữ được lòng kiên định, ngả theo, nghe theo ý của người khác do bị thuyết phục, bị quyến rũ.

Ví dụ: Bố mẹ tưởng con đã xiêu lòng (Ng-hồng).

Anh đã xiêu lòng vì cô ta.

Kho báu đủ để làm xiêu lòng nàng Công chúa của ngươi, ta đánh cuộc như thế.

6. ngã mũ hay ngả mũ?

Đúng chính tả là ngả mũ

Ngả mũ: Cụm động từ

Nghĩa: Bỏ mũ xuống để chào một cách kính cẩn.

Ví dụ: Học trò đều ngả mũ chào thầy giáo.

Ngả mũ chào kính phục

Tôi phải ngả mũ cúi chào và cúi quỳ trước phần mộ ông.

7. Đường sá hay đường xá?

Từ đúng chính tả là đường sá

Đường sá: danh từ

Nghĩa: Đường đi lại nói chung.

Danh từ đường đi lại trên bộ (nói khái quát) đường sá lầy lội đường sá xa xôi, đi lại không tiện

Ví dụ: Đường sá quanh co, thực sự là vậy.

Hệ thống đường sá nội địa rất tệ hại.

8. Cục mịch hay cục mịt?

Cục mịch là từ viết đúng chính tả

Cục mịch: Tính từ

Nghĩa: Chất phác đến mức thô kệch vụng về.

Có vẻ bề ngoài thô kệch và nặng nề (thường là biểu hiện của sự chất phác) dáng người cục mịch quê mùa cục mịch.

Có khi được dùng để chỉ lời nói thô lỗ, lời nói què, nói cụt, lời nói không có duyên, không ý nghĩa tốt.

Ví dụ: Nó cục mịch thế thôi, nhưng hết lòng với bạn đấy.

Thô kệch, nặng nề do chất phác.

Người cục mịch. Ăn nói cục mịch.

9. Xuôi xị hay sui sị?

Từ viết đúng chính tả là xuôi xị

Xuôi xị: Tính từ

Nghĩa: (Phương ngữ, Khẩu ngữ) ngây đờ ra vì mệt mỏi, chán nản mặt xuôi xị…

Mệt mỏi, rũ liệt, không còn muốn cử động.

Là từ chỉ một sự thoáng thất vọng (mức độ thất vọng nhẹ) khi gặp phải một tình huống không như ý muốn. “Xuôi xị” thường được dùng đi kèm với một tác động trước đó.

Ví dụ: Ngồi xuôi xị ở một góc nhà.

Nghe Tết này ba không về, thằng An đang cười nói bỗng xuôi xị.

Thấy thằng A im ru, thằng B cũng xuôi xị.

10. Tuồng luông hay tuồn luôn?

Từ đúng chính tả là Tuồng luông

Tuồng luông đồng nghĩa luông tuồng: Tính từ

Nghĩa:

1. Có vẻ trống trải, bề bộn, không ngăn nắp.
2. Quá tự do.

Ví dụ:

Cửa ngõ để tuồng luông.

Nhà cửa tuồng luông;

Tính nết tuồng luông.

10 TỪ VIẾT HÀNG TRĂM LẦN VẪN BỊ SAI CHÍNH TẢ trên đây đã được khám phá. Chúc mọi người không vi phạm đến lần thứ 101!

Tô Ngọc Sơn – KỸ NĂNG CẦN BIẾT