SUY LUẬN THÔNG MINH LÀ GÌ?

SUY LUẬN THÔNG MINH LÀ GÌ? Đoạn Video dưới đây HS sẽ hiểu được tư duy suy luận là một trong những kỹ năng cần phải có. Suy luận thông minh giúp các em học tập tốt cũng như giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

HS biết cách áp dụng các phương pháp đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, trò chơi trí tuệ để phát triển khả năng suy nghĩ. Từ đó các em rèn luyện được kỹ năng tư duy suy luận và giải quyết vấn đề. Duy trì niềm yêu thích tìm tòi và tò mò muốn biết về mọi thứ của lứa tuổi trẻ em. Và các em sẽ luôn có ý thức tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân.

Một số cách rèn luyện tư duy SUY LUẬN THÔNG MINH LÀ GÌ?:

Học Toán:

Bạn chỉ cần tận dụng cơ hội để tính nhẩm khi đi mua sắm, đi chợ, nhận lương, trả tiền ăn… Đây là cách tập thể dục cho não rất hiệu quả.

Đọc sách:

Đọc sách giúp chúng ta được cung cấp thông tin, não bộ phải tưởng tượng, phân tích. Đồng thời có cơ hội học hỏi rất nhiều từ cách suy luận sắc sảo và chặt chẽ của những nhân vật trong sách.

Trò chơi tư duy:

Có rất nhiều trò chơi đòi hỏi sự suy luận. Các trò chơi chiến thuật, cờ vua, sắp xếp ô chữ đều giúp ích rất nhiều cho kĩ năng này.

Tập thể dục:

Vận động rất có ích cho trí nhớ và suy nghĩ. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần não phụ trách việc suy nghĩ và lý luận của những người thường xuyên vận động thường to hơn những người khác.

Tranh luận:

Mỗi khi đứng ra bảo vệ quan điểm của mình, là bạn đã cố gắng lập luận một vấn đề trở nên có logic, theo kiểu nhân-quả. Chỉ cần bạn không đi lạc chủ đề, bạn sẽ luyện được lối tư duy nhanh, sáng tạo và sắc sảo.

Suy luận là hình thức của tư duy. Đó là quá trình xử lý, quy nạp, sắp xếp, phân loại, liên kết các thông tin thu thập được từ sự vật sự việc. Để từ đó làm rõ mối quan hệ giữa chúng. Nhằm đưa ra phán đoán, kết luận. Từ đó sáng tạo cái mới hay đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề.

Thông thường, mỗi suy luận gồm có 2 phần: Phần đầu là tiền đề, phần sau là kết luận. Suy luận là quá trình suy nghĩ đi từ một hay nhiều mệnh đề cho trước rút ra mệnh đề mới. Mỗi mệnh đề đã cho trước gọi là tiền đề của suy luận. Mệnh đề mới được rút ra gọi là kết luận hay hệ quả.

Một loại suy luận được xem là đúng đắn khi nó bảo đảm 2 điều kiện sau: 1 là tiền đề phải đúng. 2 là quá trình lập luận phải tuân theo các quy tắc, quy luật logic.

Theo CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CÔNG TY GAIA

Ngọc Sơn (Biên tập)