CẢM XÚC VỠ OÀ KHI THẤY QUỐC KỲ BAY RỢP TRỜI

Cảm xúc rất tuyệt vời của người nước ngoài khi được chứng kiến tận mắt cảnh vui mừng chiến thắng của Seagame 31. KỸ NĂNG CẦN BIẾT chia sẻ lại những ấn tượng này để lưu dấu như một kỉ niệm!

(Bài viết được chuyển thể từ bài viết của phóng viên nước Anh John)

Tôi đã đi khắp nẻo thế gian

Thấy một dân tộc Việt Nam kỳ lạ

Cờ tổ quốc sao mà thiêng liêng quá !

Bay rợp trời rực đỏ cả rừng hoa

Thế giới này tôi đã đi qua

Đến Việt Nam mới vỡ oà cảm xúc

Dòng sông đỏ chẳng bao giờ kết thúc

Khắp nẻo đường, góc phố bản trường ca.

Tôi nghĩ rằng: Hiếm có một quốc gia

Cờ tổ quốc nhìn đâu cũng thấy

Sao kỳ vĩ và thiêng liêng đến vậy ?

Sự kiện gì cũng lấy cớ để yêu !

Gương mặt hân hoan rạng rỡ hò reo

Phút chiến thắng như quên đi tuổi tác

Từ em nhỏ đến cụ già tóc bạc

Bỗng thăng hoa trong giờ phút ăn mừng .

Có đất nước nào cờ tổ quốc thành rừng ?

Âm ỉ cháy rồi sáng bừng dân tộc

Trong huyết mạch của “đồng bào gan góc”

Truyền thống ngàn năm vun đắp, kế thừa.

Bạn đã bao giờ thử cảm giác này chưa?

Lạc vào giữa biển người Hà Nội

Cùng phố phường dòng người rong ruổi

Thức trắng đêm để hò hét tưng bừng .

Bạn của tôi ơi ! Sao các bạn chưa từng ?

Một lần đặt chân lên hình chữ S

Để cảm nhận muôn điều khác biệt

Sẽ phải trầm trồ : Sao tuyệt đến ngạc nhiên !

Ngọn cờ đào là huyết mạch thiêng liêng

Để gắn kết triệu người  như một

Một bó đũa sẽ trở thành rường cột

Dân tộc này có một không hai !

(sưu tầm )

Khách Tây coi Việt Nam là nơi không nên giao tiếp bằng mắt

Alicia Raeburn cho rằng tại Việt Nam, giao tiếp bằng mắt là cách thể hiện tình ý đến người khác giới.

Cây bút Alicia Raeburn của trang du lịch The Travel liệt kê các điểm đến trên thế giới mà du khách cần tránh giao tiếp bằng mắt, trong đó có Việt Nam.

Theo cảm nhận của Alicia, người Việt chỉ giao tiếp bằng mắt trong các trường hợp cụ thể và tốt nhất nên tránh giao tiếp bằng mắt khi đến thăm Việt Nam để đảm bảo không có hiểu lầm. Cô nhận định, ở Việt Nam, giao tiếp bằng mắt là một cách thể hiện tình ý đến người khác giới. Hãy thận trọng khi nhìn vào mắt người khác giới nếu không muốn bị hiểu nhầm. Ngoài ra, nếu ai đó cùng giới giao tiếp bằng mắt với bạn, có thể họ đang tìm kiếm một cuộc tranh cãi hơn là để trò chuyện.

Một số quốc gia khác mà Alicia đề cập đến hầu hết nằm ở châu Á; trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia, Hàn Quốc. Ngoài ra, có một số quốc gia không nên giao tiếp bằng mắt nhưng đôi khi việc đó cũng được khuyến khích như Iran, Indonesia, Kenya, Thái Lan, Australia, Saudi Arabia.

Như ở Trung Quốc, Alicia khẳng định giao tiếp bằng mắt có thể gây mâu thuẫn. Mọi người giao tiếp bằng mắt khi họ tức giận; một cách để thách thức đối phương và thể hiện sự thiếu tôn trọng. Alicia thậm chí còn cho rằng, nếu ai đó bắt gặp ánh nhìn của bạn khi đang đi du lịch Trung Quốc; hãy chuẩn bị lời xin lỗi. Còn ở Nhật, giao tiếp bằng mắt khi đang trò chuyện bị coi là thô lỗ.

Từ khi còn nhỏ, người Nhật được dạy nhìn vào cổ của người đối diện khi trò chuyện. Người Nhật có xu hướng giữ kín bản thân nên việc giao tiếp bằng mắt với người lạ được xem là vi phạm không gian cá nhân và nên tránh. Còn ở Thái Lan, giao tiếp bằng mắt phù hợp để thể hiện sự lắng nghe và cho biết bạn đang ở trong cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, hãy chuyển hướng mắt theo thời gian để đảm bảo sự tương tác không quá căng thẳng và có thể không được người đối diện hoan nghênh.

Ngoài các quốc gia mà du khách cần tránh giao tiếp bằng mắt, Alicia cũng liệt kê một số nơi hoan nghênh việc này, đó là Anh, Mỹ, Pháp, Hy Lạp, Iceland, Tây Ban Nha, Fiji. Ví dụ như ở Pháp, sự tôn trọng được thể hiện thông qua giao tiếp bằng mắt và không gián đoạn. Điều này thể hiện rằng bạn đang lắng nghe câu chuyện. Tránh giao tiếp bằng mắt và nhìn sang chỗ khác khi đang trò chuyện được xem là hành vi thô lỗ tại quốc gia này.

Theo https://vnexpress.net/