CÁCH CHUYỂN FILE PDF SANG WORD NHANH CHÓNG KHÔNG CẦN PHẦN MỀM HỖ TRỢ

Nhằm đảm bảo tính an toàn khi phát hành văn bản, chúng ta thường nhận được những định dạng PDF. Điều này rất khó khăn khi chỉnh sửa hay trích lục,…. KỸ NĂNG CẦN BIẾT chia sẻ kinh nghiệm cá nhân CÁCH CHUYỂN FILE PDF SANG WORD NHANH CHÓNG KHÔNG CẦN PHẦN MỀM HỖ TRỢ. Hi vọng với cách làm này sẽ giúp ích cho tất cả mọi người thuận tiện hơn trong việc thiết lập và xử lý văn bản.

Trước hết chúng ta phải hiểu định dạng PDF có 2 loại: Định dạng PDF thông thường (có thể coppy được) và định dạng PDF là file ảnh (không coppy được)

– Với định dạng PDF là file ảnh thì không thể thực hiện theo cách được chia sẻ dưới đây. Điều đó có nghĩa là phải cần phần mềm hỗ trợ.

– Đối với file PDF thông thường, các thao tác chuyển đổi có thể thực hiện như sau:

CÁCH CHUYỂN ĐỔI FILE PDF SANG WORD ĐƠN GIẢN, DỄ DÀNG NHẤT.

Bước 1: Mở file và bôi đen nội dung cần sử dụng, cần chuyển đổi.

Bước 2: Coppy và dán vào trang word.

Bước 3: Bấm vào hộp Paste Options và vào biểu tượng chữ A để chuyển đổi về định dạng Font đang sử dụng trong Word. Nếu giữ nguyên định dạng font chữ gốc (nơi coppy) thì kích vào biểu tượng trong Paste Options.

Lưu ý: Một số văn bản PDF đóng gói với định dạng font chữ khác thì khi coppy dán vào Word thường hay bị lỗi font. Như vậy phải thực hiện thêm bước chuyển đổi font.

Cách thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định bảng mã của tài liệu

Các bạn mở văn bản lỗi font lên và xem font chữ mà tài liệu sử dụng là font chữ gì bằng cách trỏ chuột vào nội dung tài liệu và xem font trên thẻ Home. Dựa vào font chữ đó các bạn sẽ xác định được bảng mã của tài liệu, có rất nhiều bảng mã nhưng có 3 bảng mã thông dụng nhất đó là Unicode, VNI Windows, TCVN3 (ABC).Bảng mã Unicode: bao gồm các font chữ như Arial, Times New Roma, Tahoma, các font có sẵn khi cài hệ điều hành).

Bảng mã VNI Windows: bao gồm các font chữ dạng VNI như VNI-Times, VNI-Book…

– Bảng mã TCVN3 (ABC): bao gồm các font chữ có .Vn đứng trước như .VnTime, .VnArial…

– Như ví dụ ở dưới tài liệu sử dụng font .VnArial sẽ là bảng mã TCVN3 (ABC).

Sau khi xác định được bảng mã của tài liệu, các bạn chọn tất cả văn bản và chọn Ctrl + C hoặc Ctrl + X để sao chép hoặc cắt văn bản.

Bước 2: Tiếp theo các bạn nhấn chuột phải vào icon Unikey phía dưới khay hệ thống và chọn Công cụ…[CS+F6] hoặc các bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6 để mở cửa sổ Unikey Toolkit.

Bước 3: Xuất hiện cửa sổ Unikey Toolkit, trong phần Bảng mã các bạn thực hiện như sau:

– Trong phần Nguồn, các bạn chọn bảng mã mà bạn đã xác định ở bước 1.

– Trong phần Đích, các bạn chọn bảng mã mà bạn muốn chuyển văn bản lỗi font sang bảng mã mới để sử dụng font chữ có sẵn trên máy tính.

Ngoài ra các bạn có thể thiết lập một số lựa chọn khác như chuyển sang chữ hoa, sang chữ thường, loại bỏ dấu, không dùng rich text, dùng bộ font tối thiểu. Sau đó các bạn chọn Chuyển mã để chuyển bảng mã.

Xuất hiện thông báo chuyển mã thành công Successfully converted RTF clipboard các bạn nhấn OK.

Bước 4: Các bạn tạo file mới và nhấn tổ hợp Ctrl + V để dán văn bản đã chuyển mã. Như vậy văn bản sẽ không bị lỗi font.

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành việc chuyển đổi font chữ theo mong muốn.

Những Bảng mã và font chữ tiêu biểu:

– Bảng mã: Là 1 tập hợp nhiều font chữ khác nhau, có cùng 1 thuộc tính.

– Các font chữ trong cùng 1 bảng mã thì phải dùng đúng bảng mã đó mới dùng được

* Vậy có các loại bảng mã nào phổ biến và cách phân biệt font chữ thuộc bảng mã nào?

Các bảng mã phổ biến hiện nay gồm: 

Bảng mã Unicode: Tập hợp nhiều Font chữ không có các ký tự đầu tiên như các bảng mã trên. Thường do nước ngoài làm.

      Ví dụ: Arial, Time New Roman, Verdana,…v.v…nhóm font UTM: font unicode đã được Việt hoá, Hiện nay nhiều người dùng font này , rất tiện lợi.Bảng mã này là chuẩn quốc tế. Việt Nam đang thống nhất theo chuẩn bảng mã này. Mọi phần mềm đánh tiếng Việt trên máy tính hiện nay đều hỗ trợ tính năng để gõ được bảng mã Unicode thành tiếng Việt.

Bảng mã Bảng mã ABC: gồm tập hợp nhiều Font chữ có tên bắt đầu bởi ký tự: “.Vn” hoặc “.VN”: 

      Ví dụ: .VnTime (đây là kiểu chữ thường) và .VNTimeH (đây là kiểu chữ Hoa) v.v…Bảng mã này trước đây phổ biến ở miền Bắc. Kèm với nó là phần mềm giúp gõ được chữ tiếng Việt trên máy tính là phần mềm Unikey.

Bảng mã VNI-Windows : gồm tập hợp nhiều Font chữ có tên bắt đầu bởi ký tự: “VNI- “.

      Ví dụ: Vni-Times, VNI-Helve, VNI-Helve-Condense, VniHelvetica, Vni-Aptima  v.v…Bảng mã này trước đây phổ biến ở miền Nam. Kèm với nó là phần mềm giúp gõ được chữ tiếng Việt trên máy tính là phần mềm Unikey.

Bảng mã Vietware X: gồm tập hợp nhiều Font chữ có tên bắt đầu bởi ký tự: “Vn”

      Ví dụ: VnArial, VnTimes New Roman..v.v…Bảng mã này trước đây phổ biến ở miền Trung. Kèm với nó là phần mềm giúp gõ được chữ tiếng Việt trên máy tính là phần mềm Unikey.

Bảng mã Vietware F: gồm tập hợp nhiều Font chữ (kiểu chữ) có tên bắt đầu bởi ký tự: “SVN”

      Ví dụ: SVNarial, SVNarial H, SVNtimes New Roman, SVNtimes New Roman H..v.v.. Font chữ có đuôi H là thể hiện chữ hoa. Font chữ không có đuôi H là thể hiện chữ thường. Kèm với nó là phần mềm giúp gõ được chữ tiếng Việt trên máy tính là phần mềm Unikey.

Trên đây là những kinh nghiệm của cà nhân đã tổng hợp từ kiến thức bản thân và những nguồn tài liệu sưu tầm được trên Internet. Nếu có gì chưa chuẩn, còn thiếu sót, kính mong quý độc giả bỏ qua và đóng góp thêm để tất cả đều thông thạo kỹ năng sử dụng tin học!

Chúc mọi người thành công với những kỹ năng trên! Xin chân thành cảm ơn!

Tô Ngọc Sơn – KỸ NĂNG CẦN BIẾT

Advertisement