8 loại gia vị là bậc thầy của tuổi thọ, giúp trẻ lâu nhưng có thứ người Việt vứt đi

Bổ sung các loại gia vị này vào bữa ăn hằng ngày không những giúp món ăn có thêm hương vị mà còn cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên, tăng tuổi thọ, giữ mãi tuổi thanh xuân.

1. Hạt tiêu

Hạt tiêu có mùi thơm nồng, được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày và được mệnh danh là vua của các loại gia vị. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, hạt tiêu còn là dược liệu có giá trị y học rất cao. Hạt tiêu có chức năng chữa tê thấp, xua tan cảm mạo, khử ẩm, giảm đau, diệt côn trùng và khử mùi tanh.

Bên cạnh đó, hạt tiêu còn có công dụng chữa đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, ho, khó thở, cảm mạo phong hàn,  kiết lỵ, đau bụng, đau răng, giun đũa, sán ruột, ngứa, ghẻ…

Nghiên cứu mới nhất cho thấy một người thường xuyên ăn hạt tiêu đen giúp răng chắc khỏe, tóc đen, mắt sáng, đẹp da, chống lão và tăng cường tuổi thọ.

2. Mù tạt

Mù tạt vị cay nồng, có tác dụng kích thích tiết nước bọt và dịch vị; tạo cảm giác ngon miệng, tăng sự thèm ăn. 

Mù tạt cũng có những tác dụng nhất định trong việc giảm độ nhớt của máu, điều trị bệnh hen suyễn, ngăn ngừa sâu răng. Dầu mù tạt còn giúp làm đẹp và dưỡng da. Trong ngành làm đẹp, dầu mù tạt là một loại dầu massage rất tốt. 

Mù tạt có tính năng diệt khuẩn mạnh, có thể diệt khuẩn và loại bỏ ký sinh trùng trong hệ tiêu hóa. Do đó các loại hải sản như cá hồi, tôm, cua thường được ăn kèm với mù tạt.

3. Gừng

Gừng là một vị thuốc vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt; kích thích hưng phấn, làm ra mồ hôi, chống nôn mửa, giải độc, làm ấm phổi, giảm ho… Đặc biệt, gừng được dùng để trị ngộ độc cua cá, thông; họ gai và các loại ngộ độc thuốc khác…

Gừng cũng được dùng để chữa các chứng cảm ngoại sinh, nhức đầu; nhiều đờm, ho, lạnh bụng và nôn mửa. Sau khi bị cảm lạnh, hãy uống nước canh gừng khẩn cấp để tăng cường lưu thông máu và xua tan tà lạnh.

4. Giấm

Giấm chứa 0,4% đến 0,6% axit axetic, có thể ức chế sự phát triển; và sinh sản của nhiều loại mầm bệnh ở một mức độ nhất định. Vì vậy, khi mắc các bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra phổ biến; người ta có thể cho lượng giấm thích hợp vào các món xào, món nguội; vừa tạo cảm giác ngon miệng, vừa có khả năng ức chế vi khuẩn.

5. Hoa hồi

Hoa hồi xay nhuyễn thành bột; thường được sử dụng như một loại một gia vị trong các món ăn: Kho, xào, tiềm; hầm, cà ri, phở cũng như các món ăn khai vị, chính, tráng miệng. 

Hoa hồi được biết đến là thảo dược để sử dụng làm thuốc giảm đau dạ dày, đau bụng; co bóp ruột, kích thích tiêu hoá. Ngoài ra ngăn ngừa các bệnh về tiêu hoá, đường ruột; tăng cường hệ miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn khuẩn xấu trong đường ruột. 

Một công dụng mà chúng ta không thể bỏ qua của hoa hồi đó chính là việc giải độc rất tốt. Hoa hồi có các thành phần hoá học tiêu độc, giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Do đó, thảo dược thường được sử dụng vào các bài thuốc chữa đau bụng; nôn mửa do ngộ độc thực phẩm.

6. Rau mùi

Đông y cho rằng rau mùi có vị cay nồng, tính ấm, đi vào kinh phổi và tỳ vị; làm ra mồ hôi trộm, tiêu thực, hạ khí rất tốt, thích hợp cho bệnh cảm cúm; trẻ em bị sởi hoặc rubella, ăn uống kém, khó tiêu. 

Ngoài ra, rau mùi còn có thể làm tăng tiết dịch vị, tăng cảm giác thèm ăn; điều hòa nhu động dạ dày ruột, cải thiện tiêu hóa.

7. Ớt là gia vị rất độc đáo

Capsaicin, thành phần hoạt chất trong ớt; là một chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình ung thư của các mô tế bào; và giảm tỷ lệ tế bào ung thư. Vị cay của nó có thể kích thích tiết nước bọt và dịch vị; tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt.

8. Vỏ quýt

Theo Đông y, vỏ quýt dùng cho các trường hợp đầy bụng, tức ngực, ăn kém chậm tiêu, viêm khí phế quản, ho đờm nhiều. Ngoài chứa nhiều tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, vỏ quýt còn là một vị thuốc trị bệnh đường hô hấp và tiêu hóa rất hữu hiệu.

Ngoài ra, uống nước từ vỏ quýt khô nấu lên hoặc dùng các sản phẩm từ vỏ quýt giúp trị hôi miệng. Vỏ quýt thích hợp cho người già hoặc những người bị dị ứng, có bệnh răng miệng, dùng nước vỏ quýt nấu lên giúp ngăn ngừa răng bị rụng.

Ngọc Sơn (st)/ Nguồn: https://eva.vn/song-khoe-p1826c131.html