Việc dạy đọc ở khối lớp 2 – 3 trong chương trình 2018 đã có nhiều đổi mới. KỸ NĂNG CẦN BIẾT xin chia sẻ QUY TRÌNH DẠY ĐỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 – 3 để quí thầy cô tham khảo!
I. Yêu cầu cần đạt
1. Phẩm chất.
2. Năng lực chung.
3. Năng lực đặc thù.
3.1. Năng lực ngôn ngữ ( kiến thức)
3.2. Năng lực văn học.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:
2. Học sinh:
* ƯDCNTT:
III. Các hoạt động dạy học:
BÀI ĐỌC 1
( gồm Tiết 1: Chia sẻ + Luyện đọc; Tiết 2: Đọc hiểu + Luyện tập)
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Chia sẻ ( 10 – 12’)
– GV cho HS khởi động.
– GV giới thiệu chủ đề, chủ điểm.
+ HS chia sẻ những điều đã trải nghiệm liên quan đến bài học.
+ Chia sẻ về chủ điểm ở tiết học mở đầu mỗi bài học ( tranh SGK)
+ Tổ chức một hoạt động phù hợp với tiết học.
– Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Đọc thành tiếng ( 21 – 23’)
– GV đọc mẫu lần 1
+ Bài đọc của tác giả nào?
– GV ( hoặc HS) chia đoạn -> HS đánh dấu số đoạn vào SGK.
– HS đọc nối tiếp đoạn.
– GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng ( từ, câu, đoạn, toàn bộ văn bản).
* BÀI ĐỌC DẠNG THƠ: GV tổ chức dạy theo bổ dọc. Cụ thể:
– GV cho HS đọc thầm toàn bài, xác định từ khó đọc (dễ đọc sai) và từ cần giải nghĩa:
+ HS thực hiện cá nhân (dùng bút chì gạch vào SGK) -> HS trao đổi trong nhóm
– GV cho HS chia sẻ từ khó, từ cần giải nghĩa ở từng khổ:
* VD: Khổ 1 + Từ khó ở dòng 1 –> HS (GV) đọc mẫu -> HS đọc theo dãy
+ HD giải nghĩa từ ( HS đọc chú giải hoặc GV đưa thêm từ cần giải nghĩa)
– GV cho HS luyện đọc từng khổ: (Lưu ý: Chỉ khổ khó đọc mới phải hướng dẫn cách đọc)
+ GV hướng dẫn cách đọc -> HS đọc mẫu (GV đọc) – HS đọc ( 2, 3 em)
+ HS và GV nhận xét
* Đọc nối tiếp: + HS đọc trong nhóm (đôi hoặc nhóm 4)
+ HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (1 – 2 lượt)
* Đọc toàn bài: + GV hướng dẫn cách đọc (nếu cần)
+ GV ( hoặc HS) đọc mẫu lần 2 -> 1-2 HS đọc cả bài
* BÀI ĐỌC DẠNG VĂN XUÔI: GV tổ chức dạy theo bổ ngang. Cụ thể:
– GV cho HS đọc thầm toàn bài, xác định câu có từ khó, câu dài, câu hội thoại và từ cần giải nghĩa có trong từng đoạn.
+ HS thực hiện cá nhân (dùng bút chì gạch vào SGK) -> HS trao đổi trong nhóm
* Đọc đoạn 1:
+ HS nêu câu có từ khó, câu dài, câu hội thoại -> GV hướng dẫn cách đọc -> HS đọc mẫu (GV đọc) – HS luyện đọc theo dãy nhỏ ( theo bàn)
+ HD giải nghĩa từ ( HS đọc chú giải hoặc GV đưa thêm từ cần giải nghĩa)
+ GV hướng dẫn cách đọc đoạn -> HS ( hoặc GV) đọc mẫu -> HS luyện đọc (2– 3em)
=> Lưu ý: Chỉ thực hiện với đoạn khó (đoạn có 3 dạng câu từ khó, câu dài, câu hội thoại) không nhất thiết đoạn nào cũng thực hiện như trên.
* Đọc nối tiếp đoạn: + HS đọc trong nhóm (đôi hoặc nhóm 4)
+ HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (1 – 2 lượt)
* Đọc toàn bài: + GV hướng dẫn cách đọc
+ GV ( hoặc HS) đọc mẫu lần 2 -> 1-2 HS đọc cả bài
* Nhận xét tiết 1 ( 1-2’)
TIẾT 2
1. Hoạt động 1: Khởi động ( 1-2’)
– GV có thể cho HS đọc lại 1 đoạn mình thích trong bài đọc 1.
– Hoặc tổ chức một hoạt động phù hợp với tiết học.
2. Hoạt động 2: Đọc – hiểu (10-12’)
– GV cho HS đọc thầm câu hỏi
– GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi đọc hiểu bằng nhiều hình thức và PPDH phù hợp với mỗi tiết học. VD: phỏng vấn, thảo luận nhóm, vấn đáp, ….
– GV cho HS nêu nội dung của bài đọc và liên hệ thực tế ( nếu có).
3. Hoạt động 3: Luyện tập (13-15’)
* GV có thể tổ chức bằng nhiều hình thức, PPDH, kỹ thuật DH phù hợp với mỗi tiết học. VD: phỏng vấn, thảo luận nhóm, vẫn đáp, trò chơi, KT khăn trải bàn, KT mảnh ghép, ….
– GV tổ chức cho HS làm các bài luyện tập:
+ HS đọc thầm yêu cầu.
+ HS làm bài tập theo yêu cầu
– GV tổ chức cho HS chữa bài.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: (4-6’)
– GV tổ chức cho HS đọc lại toàn bài
– GV nhận xét về 2 tiết học, khen ngợi HS
– Dặn dò giao cho HS thực hiện Tự đọc sách báo.
Tô Ngọc Sơn (tổng hợp)
Tài liệu Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên
KỸ NĂNG CẦN BIẾT – NỘI DUNG KHÔNG THỂ BỎ QUA
- Quá giang/ Hóa giang hay Có dang, từ nào đúng chính tả?
- Rảnh rỗi/ Rảnh rổi hay Rãnh rỗi, từ nào đúng chính tả?
- Bộ GDĐT hướng dẫn giáo viên cách tính thời gian giữ hạng
- Giáo viên lưu ý quy định dự giờ, thăm lớp năm 2025
- Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm từ 23 xuống còn 18 đơn vị