QUI TRÌNH DẠY ĐỌC MỞ RỘNG (1 tiết) TIẾNG VIỆT 4 – 5

Dạy đọc mở rộng là tiết dạy có thể nói rất mới lạ đối với thầy cô (Chương trình GDPT trước đây không có). Dưới đây là tiến trình tiết dạy đã được đội ngũ nhà giáo cốt cán thống nhất xây dựng.

Những bài đọc mở rộng trong sách học sinh có cấu trúc và các yêu cầu sau:

Thực hành đọc mở rộng, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ về bài đọc theo chủ đề và gợi ý thể loại (bài 3 và bài 7)

QUI TRÌNH DẠY ĐỌC MỞ RỘNG (1 tiết) TIẾNG VIỆT 4 – 5

1. Khởi động: (3-5’)

– GV cho HS hát hoặc chơi trò chơi, kiểm tra phần chuẩn bị của HS.

– GV nêu nội dung tiết học.

2. Luyện tập: (30-32’)

– GV hướng dẫn HS giải quyết yêu cầu của các bài tập

3. Vận dụng, trải nghiệm: (2-3’)

– Nêu lại nội dung tiết học.

– Nhận xét tiết học.

– Hoạt động vận dụng: Kể lại cho người thân nghe về một câu chuyện có nội dung giống chủ đề của tiết học mà em yêu thích hoặc ấn tượng.

Trên đây là các bước lên lớp của tiết dạy DẠY ĐỌC MỞ RỘNG (1 tiết) trong chương trình TIẾNG VIỆT 4 – 5. Tiến trình này được biên soạn thống nhất với công văn 2345 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học.

Trong quá trình giảng dạy, thầy cô có những cách làm hiệu quả hãy giới thiệu chúng tôi. Chúng tôi rất hân hạnh được đón nhận sự chia sẻ từ phía thầy cô!

Tô Ngọc Sơn (tổng hợp)

KẾ HOẠCH DẠY ĐỌC MỞ RỘNG

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm “Khung trời tuổi thơ”

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCYÊU CẦU CẦN ĐẠTĐIỀU CHỈNH
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP (tiếp theo)
1.2. Đọc mở rộng (25 phút)
Tìm đọc truyệnHS đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,…) một truyện phù hợp với chủ điểm “Khung trời tuổi thơ” theo hướng dẫn của GV trước buổi học khoảng một tuần. HS có thể đọc sách, báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet truyện phù hợp dựa vào gợi ý về chủ đề, tên truyện, tên tác giả hoặc nguồn truyện: + Kể về một trải nghiệm thú vị (Gợi ý: Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi, Những bí mật trong Tuần thiên nhiên – Phan Hà Anh, Cây bánh tét của người cô – Phạm Hổ, Con mèo và chú bé lười – Nguyễn Quang Sáng,…) + Nói về một giấc mơ hoặc một ước mơ đẹp (Gợi ý: A-lít-xơ ở xứ sở thần tiên – Lu-ít Ke-rôn, Lời ước dưới trăng – Phạm Thị Kim Nhường, Những giấc mơ xanh – Nguyễn Công Kiệt,…) + Khoa học viễn tưởng (Gợi ý: Hai vạn dặm dưới đáy biển Giuyn Véc-nơ, Tới Hệ Mặt Trời xa lạ – Lê Toán, Tiền của thần cây – Võ Diệu Thanh, Chuột chít và hai chiếc giày đến  Hình thành thói quen đọc sách, kĩ năng chọn lọc và chia sẻ thông tin đọc được. 
từ xứ Tít Mù Tắp – Vũ Thị Thanh Tâm, Quả trứng vuông – Viết Linh,…) + … – HS chuẩn bị truyện để mang tới lớp chia sẻ.  
1.2.2. Viết Nhật kí đọc sách HS viết vào Nhật kí đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc truyện: tên truyện; tên tác giả; tên nhân vật; các sự việc chính; ý nghĩa của truyện; chi tiết mà em thích nhất khi đọc truyện; lí do em thích;…HS có thể trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện.  Hình thành kĩ năng chọn lọc thông tin đọc được, thói quen và kĩ năng ghi chép Nhật kí đọc sách. 
1.2.3. Chia sẻ về truyện đã đọc (20 phút) HS đọc truyện hoặc trao đổi truyện cho bạn trong nhóm để cùng đọc. HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình.HS nghe góp ý của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiện Nhật kí đọc sách.HS chia sẻ trong nhóm nhỏ về chi tiết mà em thích nhất khi đọc truyện và lí do em thích. Ngoài ra, HS cũng có thể chia sẻ thêm về nhân vật, tình tiết em thích,…HS bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt.  Phát triển kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng chia sẻ thông tin; năng lực cảm thụ văn học thông qua việc chia sẻ về chi tiết yêu thích và giải thích lí do.Hợp tác với bạn để thực hiện hoạt động. 
1.2.4. Ghi chép lại các sự việc chính (05 phút) HS có thể ghi chép một vài thông tin chính về một truyện được bạn chia sẻ mà em thích: tên truyện; tên tác giả; tên nhân vật; các sự việc chính; ý nghĩa của truyện;… (Lưu ý: Việc ghi chép có thể thực hiện song song hoặc sau khi nghe bạn chia sẻ.)  Phát triển kĩ năng nghe – ghi, kĩ năng tóm tắt thông tin bằng sơ đồ đơn giản. 
1.2.5. Đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích HS nghe GV nêu yêu cầu và hướng dẫn cách tìm đọc truyện.HS thực hành tìm đọc truyện ở nhà.HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.  Phát triển kĩ năng tìm đọc truyện được bạn chia sẻ.