Đố vui: Quản lý tiền thông minh

Để thành công, bạn phải biết quản lý tiền từ những đồng tiền nhỏ nhất. Vậy quản lý tiền như thế nào là hợp lý? Câu Đố vui: Quản lý tiền thông minh dưới đây giúp các em có thêm hiểu biết và nâng cao kỹ năng quản lý tiền một cách thông minh để thành công.

Đáp án >>

Những kiến thức dưới đây bổ sung thêm ý nghĩa của câu Đố vui: Quản lý tiền thông minh

Dạy con về tài chính – Không bao giờ là quá sớm!

Dạy con quản lý tài chính là cách giáo dục thông minh mà cha mẹ nên triển khai sớm. Điều này giúp trẻ hiểu được giá trị đồng tiền cũng như có ý thức tiết kiệm, tránh chi tiêu hoang phí về sau.

Giáo dục con cái chưa bao giờ là dễ dàng đối với hầu hết các bậc phụ huynh. Nếu không biết cách bạn sẽ vô tình khiến trẻ hình thành những thói quen không tốt. Những thói quen ấy gây ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành. Một trong những điều bố mẹ cần chú ý giáo dục sớm cho trẻ chính là quản lý tài chính.

Khi nói về vấn đề dạy con cách quản lý tài chính, nhiều cha mẹ quan niệm rằng trẻ con chưa biết gì; cho nên không cần thiết phải chú trọng đến việc giáo dục. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của ĐH Cambridge (Anh); thói quen tài chính của đứa trẻ bắt đầu hình thành khi 7 tuổi. Và đó là lời nhắc nhở cho cha mẹ hãy xây dựng; vun đắp cho con sự thông minh về tiền bạc ngay từ thời điểm này. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên đề cao và có cách giáo dục sớm về tiền bạc giúp trẻ định hình đúng vai trò; hiểu được giá trị mà đồng tiền mang lại; và nhất là biết quản lý tài chính ngay từ khi được dùng tiền để chi tiêu. Vậy nên bắt đầu từ đâu khi dạy con quản lý tài chính?

Dạy trẻ cách tự “kiếm tiền”

Phần lớn các bậc phụ huynh có thói quen cho con tiền tiêu vặt một cách tùy ý theo mong muốn của trẻ. Đây được xem là thói quen không tốt và cha mẹ nên từ bỏ. Nếu bạn đáp ứng tất cả mọi yêu cầu về tiền bạc của trẻ sẽ khiến trẻ có thói quen ỉ lại, phụ thuộc; và không hiểu được giá trị đồng tiền mà cha mẹ vất vả kiếm được. Để giáo dục tốt kỹ năng quản lý tài chính cho con, cha mẹ nên dạy trẻ cách tự “kiếm tiền” một cách chân chính.

Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả của nhiều cuốn sách về nuôi dạy trẻ; tiền không có lỗi, lỗi là ở người sử dụng và tìm kiếm nó. Nếu như con kiếm tiền nhưng vẫn đảm bảo không trái lương tâm; và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ học tập thì quá tốt và cha mẹ nên khuyến khích. Tiến sĩ Thu Hương cho rằng, để dạy con kiếm tiền chân chính, cha mẹ cần lưu ý nguyên tắc:

Không trả tiền cho con trong các công việc nhà

Lý giải về điều này, tiến sĩ Thu Hương chia sẻ:. Việc biến công việc nhà thành những công; việc kiếm tiền của trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy không cần có trách nhiệm với gia đình. Thậm chí, điều này còn kéo xa khoảng cách cha mẹ và con cái khiến cha mẹ vô tình thành chủ lao động còn con là công nhân. Ngoài ra, trả tiền công cho trẻ khi làm các công việc nhà sẽ khiến trẻ nghĩ rằng việc nhà là của bố mẹ; khi nào bố mẹ trả tiền thì trẻ làm và ngược lại.

Tiến sĩ Thu Hương cũng gợi ý một số cách mà bố mẹ có thể áp dụng như: Cho con làm các công việc bán thời gian, thủ công như làm thiệp, đồ handmade…. Tìm cho con một công việc đơn giản như phát tờ rơi. Phụ giảng gia sư thêm cho các em bé của người quen… Thông qua đó, trẻ hiểu được rằng muốn kiếm tiền phải làm việc chăm chỉ. Từ đó biết quý trọng giá trị đồng tiền vì đây là số tiền mình tự kiếm được bằng chính sức lao động của mình. Ngoài ra, cách này còn giúp trẻ hình thành ý thức tiết kiệm và tiêu tiền đúng chừng mực.

Dạy trẻ cách tiết kiệm và phân loại tiết kiệm

Tiết kiệm là một trong những yếu tố giúp cho việc quản lý tài chính trở nên hữu hiệu và dễ dàng. Thực tế, nhiều phụ huynh đã chú trọng cách giáo dục này nhưng chưa thực hiện kiên trì.

Để trẻ hiểu và có ý thức tiết kiệm rõ ràng, theo bà Neale S.Godfrey, Giám đốc điều hành ngân hàng dành cho trẻ em đầu tiên trên thế giới (The First Children’s Bank – Mỹ), cha mẹ nên tiến hành giúp con lập ngân sách và phân loại một cách hợp lý.

Để thực hiện việc này, bà Neale S.Godfrey giới thiệu mô hình “4 chiếc lọ”. Và mỗi chiếc sẽ được dán nhãn và mang ý nghĩa nhất định:

  • Lọ “save” – Để dành: Khoản tiền tiết kiệm cho một mục đích cụ thể (30%).
  • Lọ “invest” – Đầu tư: Khoản tiền để mẹ dạy bé cách đầu tư vào một mục đích nào đó (30%).
  • Lọ “donate” – Cho đi: Khoản tiền dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình (10%).
  • Lọ “spend” – Tiêu: Khoản tiền được tiêu tùy ý bé (30%).

Mỗi lúc trẻ nhận được một số tiền nào đó như tiền thưởng học tập, tiền sinh nhật, tiền lì xì lễ tết… cha mẹ hãy hướng dẫn con phân chia số tiền cho 4 chiếc lọ. Đừng quên nói cho trẻ hiểu về thứ tự ưu tiên của các phần; cũng như việc tiền ở phần này sẽ không được dùng cho phần kia và ngược lại. Hãy chỉ cho trẻ hiểu phần tiết kiệm là phần có tính chất dài hạn để chuẩn bị cho các kế hoạch như học tập; chăm sóc sức khỏe, còn phần chi tiêu là phần đáp ứng các nhu cầu thường ngày trong cuộc sống.

Bằng cách này, phụ huynh đã giúp bé hiểu và dần làm quen với cách tiết kiệm. Có thể phút ban đầu khó khăn nhưng lâu dần trẻ sẽ chủ động hơn đối với việc quản lý ngân sách và chi tiêu hợp lý.

Dạy trẻ biết xác định rõ nhu cầu của bản thân

Tâm lý và tính cách của trẻ nhỏ là luôn muốn mua tất cả những thứ gì mình thích. Điều này sẽ khiến trẻ trở thành người chi tiêu theo cảm xúc; không biết xác định rõ nhu cầu của mình. Là cha mẹ hãy sớm dạy trẻ xác định đúng đắn vấn đề này. Điều quan trọng bạn cần làm là nên cho con tham gia việc lập danh mục món hàng cần mua sắm. Đồng thời dạy cho trẻ khái niệm “muốn” và “cần”. “Cần” là những thứ buộc phải có để tồn tại, còn “muốn” là những cái muốn có nhưng không phải thiết yếu.

Khi trẻ đòi hỏi thứ gì, bạn nên hỏi rõ: đây là thứ con muốn hay con cần.

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học North Carolina State và Đại học Texas, đối thoại với trẻ em về vấn đề tiền bạc là chìa khóa then chốt trong việc dạy con cách tiêu tiền. Cho nên hãy luôn trò chuyện và chia sẻ cùng con những vấn đề về chi tiêu. Hãy dạy con biết nói “không’ với những nhu cầu không thực sự cần thiết và biết ưu tiên cho những cái quan trọng vào thời điểm phù hợp. Với kỹ năng này, trẻ sẽ dần xây dựng được sự ổn định, an toàn về vấn đề tiền bạc, từ đó quản lý tài chính một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra bạn nên khuyến khích con ghi lại những khoản đã chi tiêu trong tháng để trẻ dễ dàng nhìn thấy được số tiền mình đã dùng, từ đó có kế hoạch mua sắm, chi tiêu hợp lý nhất cho những tháng sau.

Dạy con quản lý tài chính chưa bao giờ là quá sớm, ngay cả khi không phải là chuyên gia, bạn vẫn có thể cho con một nền tảng tài chính cơ bản. Điều này có thể mang đến một khởi đầu tài chính tốt cho trẻ trong tương lai. 

Rõ ràng ý nghĩa trên giúp chúng ta hiểu sâu hơn về Đố vui: Quản lý tiền thông minh

Theo Manulife