KHIÊM TỐN, KHÔNG ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ “NHƯỜNG NHỊN”

Dân gian có câu ngạn ngữ: “Cúi đầu là bông lúa, ngẩng đầu là cỏ dại”. Điều dĩ nhiên trong cuộc sống là như vậy nhưng mấy ai thấu đáo; mấy ai hiểu được rằng KHIÊM TỐN, KHÔNG ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ “NHƯỜNG NHỊN”.

Cây lúa càng chín hạt càng chắc, đầu sẽ rủ xuống; còn cỏ dại lúc nào cũng ngẩng đầu lên, thể hiện bản thân. Thế nhưng, ai cũng coi trọng bông lúa, chẳng mấy ai đoái hoài cỏ dại…

Trong cuộc sống, những khó khăn cũng giống như cái cửa, không thể nào mỗi cánh cửa đều vừa với cơ thể và chiều cao của chúng ta, chúng có thể sẽ thấp hơn hoặc chật hơn. Bậc trí giả hiểu được phải khom lưng, nghiêng người để qua; còn người cố chấp thì thường đụng phải tường, thậm chí toét đầu chảy máu.

Đó cũng chỉ là ví von, trong cuộc sống học được cách cúi đầu thật ra là một loại trí tuệ, muốn đứng trên thiên hạ, cũng cần luôn nhớ cách cúi đầu. Nho gia thời xưa, học sinh nhập học trước tiên phải khấu đầu bái sư; tín đồ Phật giáo đến đại điện phải làm lễ bái; cho dù giữa bạn bè với nhau, cũng phải học cúi đầu, biết khiêm tốn.

Con người sống cả đời đã không dễ dàng gì, ngọt bùi cay đắng, bi quan ly hợp, chúng ta đều phải sống thật tốt, sống cuộc đời mà mình mong muốn. Thay vì lấy lòng người khác, không bằng làm chính mình vui vẻ, có thể biến cuộc sống vất vả trở nên tràn ngập ý thơ, có thể giữ trái tim thâm tình giữa thế giới bạc tình bạc nghĩa, đó mới là bản lĩnh…

Quả thật nhường nhịn chưa thể hiện đủ chất của khiêm tốn. Khiêm tốn cần phải hội tụ đủ những những bản lĩnh chuẩn mực xã hội, bản lĩnh con người cần có!

Việt Tạ (sưu tầm)