GIẢI TRÍ VỚI TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ THUỞ XƯA!

Hãy GIẢI TRÍ VỚI TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ THUỞ XƯA! Những trò chơi thuở xưa rất hay và rất thông minh! Tư duy sáng tạo rất cao!

Hãy dùng 04 đường thẳng để liên kết các ngôi sao lại mọi người nhé! Hãy nhớ phải đủ 04 đường thẳng và 9 ngôi sao đã cho. Các ngôi sao phải nằm trên 4 đường thẳng đã vẽ nhé. Và lưu ý thêm 4 đường thẳng này phải liền mạch nhau không tách rời nhé!

Đáp án >>

Dưới đây là trò chơi cũng rất thú vị giúp chúng ta GIẢI TRÍ VỚI TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ THUỞ XƯA!

TRÒ CHƠI: THỬ TÀI TRA CỨU

Âm thanh là một loại năng lượng do rung động tạo ra. Đi qua ba trạng thái của vật chất. Rắn lỏng và khí. Và tất nhiên là cần có cái gì đó có thể lắng nghe được. Nhưng, có bao giờ bạn tự hỏi âm thanh truyền đi như thế nào không?

Rất đơn giản, tất cả bắt đầu với một chuyển động cơ học. Âm thanh truyền đi nhờ vào sự dao động của các phần tử vật chất. Ví dụ như khi rót socola nóng vào cốc, cái vỗ tay của bạn hay khi ta đánh vào cái chiêng này. Khi ta đánh chiêng, mặt chiêng rung động, gây ra sự chuyển động trong các hạt không khí.

Các hạt này va đập vào các hạt gần chúng, làm cho chúng rung động theo. Sau đó tiếp tục va vào các hạt không khí xung quanh gần đó.

Chính chuyển động đó đã giúp âm thanh lan truyền đi. Chuyển động lan truyền này được gọi là sóng âm thanh, tiếp tục cho đến khi chúng hết năng lượng. Sóng âm thanh sẽ lan truyền đi đến vật gì đó có thể lắng nghe được như tai người hoặc bộ phận cảm nhận âm thanh của các loại vật khác.

Trong môi trường chân không, âm thanh không thể đi qua được vì không có phân kì phân tử nào rung động cả. Âm thanh cần một cái gì đó để đi qua như không khí hoặc nước. Tần số là một thước đo quan trọng của âm thanh. Khi có nhiều sóng âm đi qua một vị trí cố định tại một thời điểm nhất định, đó chính là tần số cao.

Khi số sóng âm trở nên ít chúng ta nghe sóng âm thanh tần số thấp. Tai người có khả năng nghe âm thanh có tần số từ 20Hz đến 20.000Hz. Bất kể âm thanh có tần số thấp hơn hoặc cao hơn khoảng trên thì tai người không thể nghe thấy được. Sóng âm thanh tần số cao hơn sẽ làm cho âm thanh cao hơn. Ví dụ. Ta lấy đàn ghita và đánh dây to nhất, ta sẽ nghe một nốt thấp do rung động chậm. Giờ ta sẽ chơi dây mỏng hơn. Dây mỏng hơn khi tác động sẽ rung động nhanh hơn và khi đó ta sẽ nghe một nốt cao hơn.

Độ lớn của âm thanh được đo bằng âm lượng, và để định lượng âm lượng chúng ta dùng đơn vị decibels (đề- xi – ben). Sóng âm có thể uốn cong quanh các góc và chướng ngại vật. Tất cả âm thanh có tần số thấp hơn 20HZ được gọi là hạ âm. Và tất cả những âm thanh có tần số cao hơn 20.000Hz được gọi là siêu âm.

Âm thanh truyền đi nhanh hơn trong chất rắn sau đó đến chất lỏng và cuối cùng là không khí. Chúng ta có thể tạo ra âm thanh bằng nhiều cách như tác động vào các vật dụng hằng ngày. Sau đó kết hợp lại với nhau và tạo nên một bản nhạc tuyệt vời. Hạn chế sử dụng Internet và mạng xã hội.

Theo CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CÔNG TY GAIA

Ngọc Sơn (biên tập)