Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 5 năm 2021

Đề thi Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 5 năm 2021

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 1 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1. Những hành vi nào không nên thực hiện khi điều khiển xe đạp?

A. Nhường đường cho người đi bộ và các phương tiện khác
B. Sử dụng ô hoặc thiết bị nghe nhìn 
C. Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
D. Tất cả các hành vi trên

Đáp án: B

Câu 2. Em cần làm gì khi điều khiển xe đạp chuyển hướng?

A. Xác định hướng cần chuyển, giảm tốc độ
B. Quan sát mọi phía, khi đảm bảo an toàn thì đưa ra tín hiệu báo chuyển hướng
C. Thận trọng điều khiển xe chuyển hướng và luôn quan sát phòng tránh va chạm
D. Tất cả các ý trên 

Đáp án: D

Câu 3. Nơi nào sau đây không phải nơi bị che khuất tầm nhìn

A. Nơi giao nhau giữa đường và ngõ
B. Nơi đường khúc khuỷu, ngoằn ngoèo
C. Nơi đường thẳng, thoáng mát, rộng rãi 
D. Nơi có nhiều phương tiện giao thông lớn dừng đỗ

Đáp án: C

Câu 4. Khi tham gia giao thông ở nơi tầm nhìn bị che khuất, em cần làm gì ?

A. Đi chậm, chú ý quan sát xung quanh
B. Lắng nghe tiếng còi xe, tiếng động cơ
C. Chỉ tiếp tục di chuyển bình thường khi đảm bảo an toàn
D. Tất cả các ý trên 

Đáp án: D

Câu 5. Khi tham gia giao thông đường hàng không, hành vi nào không được phép thực hiện ?

A. Ngồi ngay ngắn, thắt dây an toàn
B. Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên hàng không
C. Mở cửa thoát hiểm khi chưa được sự cho phép của nhân viên hàng không 
D. Mang theo giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh hoặc hộ chiếu

Đáp án: C

Câu 6. Khi đang ngồi trên máy bay đi du lịch cùng gia đình, em của em không ngồi yên một chỗ mà nghịch ngợm, cười đùa. Em sẽ làm gì?

A. Tham gia cùng em cho vui
B. Quát mắng em không được nghịch ngợm, cười đùa
C. Ngồi yên, nhìn em nghịch ngợm
D. Nhắc nhở em không được nói to, nghịch ngợm, cười đùa trên máy bay 

Đáp án: D

Câu 7. Em đang đạp xe đến trường thì gặp một đoạn đường bị ùn tắc, vỉa hè dành cho người đi bộ đang không có người. Bên cạnh đó, đường phía ngược chiều cũng rất vắng. Em sẽ làm gì ?

A. Bình tĩnh, không vội vàng, tiếp tục di chuyển đúng quy định 
B. Đi lên vỉa hè dành cho người đi bộ
C. Đi sang phần đường ngược chiều
D. Len lỏi, đâm ngang, tìm mọi cách để thoát khỏi đoạn ùn tắc

Đáp án: A

Câu 8. Trên đường đến trường, em gặp một vụ va chạm giao thông giữa một người đi xe máy và một người đi xe đạp. Cả hai bị đổ xe, ngã xuống đường, bất tỉnh. Em sẽ làm gì?

A. Chen lấn cùng đám đông xem cho thỏa trí tò mò
B. Bỏ chạy vì sợ hãi
C. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho người lớn nào đó để họ tìm người giải quyết, tham gia cấp cứu người bị nạn nếu có thể 
D. Tiếp tục di chuyển, coi như không nhìn thấy gì

Đáp án: C

Câu 9. Đang đạp xe trên đường, em nghe thấy tiếng còi hú của xe cứu thương ở đằng sau, em sẽ làm gì?

A. Tiếp tục di chuyển bình thường
B. Điều khiển xe đi chậm lại, hoặc dừng lại sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình, nhường đường cho xe cứu thương.
C. Điều khiển xe áp sát lề đường bên trái theo chiều đi của mình, nhường đường cho xe cứu thương. 
D. Đạp xe thật nhanh để kịp đến trường

Đáp án: C

Câu 10. Sắp xếp các bước xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông

A. Xây dựng nội dung tuyên truyền
B. Thực hiện công tác tuyên truyền
C. Xác định mục tiêu, đối tượng tuyên truyền
D. Xác định hình thức tuyên truyền

1C……….. 2A……….. 3D………… 4B……….

PHẦN B: VIẾT (từ 20 – 25 dòng)

Lựa chọn một chủ đề về an toàn giao thông mà em đã học để xây dựng kế hoạch tuyên truyền. Cho biết vì sao em lựa chọn chủ đề đó.

Gợi ý trả lời:

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Mỗi chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.

Chủ đề Năm An toàn giao thông 20…: “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”; kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoạt động vận tải hành khách công cộng… nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt; không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, không vi phạm bảo vệ các công trình đường sắt; không vượt rào, chắn đường ngang; không vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng.

Đối với người dân ven các tuyến đường, tuyến phố: không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, treo, đặt biển quảng cáo, làm mái che mái vẩy gây cản trở giao thông; không vứt rác ra đường; gương mẫu trong các hành vi văn hóa giao thông.

Đối với người đi bộ: đi bộ trên vỉa hè; sang đường đúng nơi quy định; đi đúng vạch sơn tại nút giao; bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép; quan sát kỹ khi đi đường nhất là khi qua nút giao; không tụ tập dưới lòng đường.

Đối với người điều khiển phương tiện giao thông: Không vi phạm về nồng độ cồn, quy định về tốc độ, không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, ngược chiều; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách; không vi phạm làn đường, vạch sơn; không đi xe trên hè phố; dùng còi xe phù hợp; dừng, đỗ đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Một số khẩu hiệu tuyên truyền:

1. An toàn giao thông – trách nhiệm của mỗi người.

2. Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe.

3. Đã uống rượu, bia – không lái xe.

4. Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường.

5. Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy.

Dinh Phương (sưu tầm)/ Nguồn: https://vndoc.com/