Hiện nay, do ảnh hưởng ngôn ngữ nói hay còn gọi là văn nói, nhiều người Việt đã viết sai chính tả: Bày bản hay bài bản? KỸ NĂNG CẦN BIẾT mời quí độc giả cùng tìm hiểu!
Bày: động từ.
– để làm sao cho mọi người dễ thấy nhất hoặc cho đẹp.
Ví dụ: Bày hàng ra bán./ Tủ bày đồ./
– hiện rõ ra, lộ rõ ra ngoài, rất dễ nhìn thấy
Ví dụ: Cảnh tượng bày ra trước mắt./
– sắp đặt để tạo ra cho có
Ví dụ: Bày việc cho làm./ Thua keo này bày keo khác (tng)
– chỉ bảo cho biết cách làm, cách giải quyết
Ví dụ: Bày mưu tính kế./ Bày cách làm ăn.
Như vậy Bày là: Động từ để làm sao cho mọi người dễ thấy nhất hoặc cho đẹp ; hiện rõ ra, lộ rõ ra ngoài..
Bày biện: (đt) sắp đặt đồ đạc một cách hợp lí, đẹp mắt ; (Ít dùng) bày thêm ra, đặt thêm ra nh..
Bày mưu đặt chước: tính toán, lập mưu kế từ trước để lừa gạt người khác.
Bày tỏ: (đt) nói ra cho người khác rõ tình cảm, ý kiến của mình
Bày vai: tính từ (Phương ngữ) (người) cùng hàng với nhau trong quan hệ thứ bậc hoặc tuổi tác
Bày vẽ: (đt) đặt ra cái không thiết thực hoặc không thật cần thiết ; Đ..
Bày đặt: (đt) đặt ra cái không cần thiết ; (Ít dùng) như ”bịa đặt”
Bài là: danh từ
công trình sáng tác, biên soạn có nội dung tương đối hoàn chỉnh, có dung lượng vừa phải
Ví dụ: bài thơ/ bài phát biểu/ gửi bài viết đến toà soạn
phần nhỏ tương đối hoàn chỉnh trong chương trình học tập, huấn luyện, giảng dạy
Ví dụ: bài lịch sử/ tập thể dục theo bài mới/ soạn bài lên lớp
(Khẩu ngữ) đầu đề ra cho học sinh theo đó mà viết thành bài
Ví dụ: ra bài về nhà/ đọc kĩ bài trước khi làm
những tấm giấy bồi mỏng, kích thước bằng nhau, có in hình hoặc chữ để làm quân trong một số trò chơi
Ví dụ: cỗ bài tam cúc/ chia bài/ bốc một quân bài
trò chơi dùng các quân bài theo những quy cách nhất định
Ví dụ: chơi bài tú lơ khơ/ đánh bài
cách xử trí
Ví dụ: giả bài làm ngơ/ đánh bài lờ/ “Ngảnh đi, chợt nói, chợt cười, Cáo say, chàng đã tính bài lảng ra.” (TKiều)
Bài là: động từ
Ví dụ: bài tiết (nói tắt)/ bài phân và nước tiểu
hoạt động nhằm gạt bỏ
Ví dụ: bài hàng lậu/ Đồng nghĩa: bài bác, bài xích, bài trừ
Bản là Danh từ
đơn vị dân cư nhỏ nhất ở một số vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam, thường có đời sống riêng về nhiều mặt; tương đương với làng.
bề ngang (thường nói về vật hình tấm nhỏ), Ví dụ: chiếc thắt lưng rộng bản.
tờ giấy, tập giấy có chữ hoặc hình vẽ mang một nội dung nhất định. Ví dụ: bản tin/ bản vẽ/ bản nháp
từ dùng để chỉ từng đơn vị những tờ, tập, cuốn có chữ hoặc tranh ảnh, được tạo ra theo một mẫu nhất định. Ví dụ: in một vạn bản/ đánh máy ba bản.
(Từ cũ) yếu tố gốc Hán ghép trước để cấu tạo danh từ, thường dùng để tự xưng, có nghĩa (của) chúng tôi, (thuộc về) chúng tôi, như: bản hiệu, bản báo, bản quốc, v.v..
Kết luận: Bài bản là đúng chính tả
Danh từ
(Khẩu ngữ) phương pháp, cách thức tiến hành đúng như trình tự hoặc như những điều đã được hướng dẫn, đã được đúc kết, được xem là hợp lí
Ví dụ: làm đúng bài bản.
Tính từ
đúng theo những gì đã được định ra và được xem là hợp lí
Ví dụ: được đào tạo rất bài bản/ đầu tư tự phát, thiếu bài bản
Ngọc Sơn (biên soạn)