BỘ BÀI GIẢNG LỚP 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – TỪ TUẦN 7 ĐẾN TUẦN 10

KỸ NĂNG CẦN BIẾT chia sẻ đến quý thầy cô đang giảng dạy lớp 2 BỘ BÀI GIẢNG LỚP 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – TỪ TUẦN 7 ĐẾN TUẦN 10. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong nhóm Zalo CTST LỚP 2 đã tích cực đóng góp!

Hi vọng bộ bài giảng này sẽ là nguồn tài liệu bổ ích giúp thầy cô thuận lợi hơn trong việc giảng dạy.

  1. MÔN TOÁN

2. TIẾNG VIỆT

3. MĨ THUẬT

4. ĐẠO ĐỨC

5. ÂM NHẠC

6. AN TOÀN GIAO THÔNG

7. TỰ NHIÊN XÃ HỘI

MẪU GIÁO ÁN CÁC MÔN

1. ĐẠO ĐỨC

Chủ đề: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG

Bài 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN

(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

     1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

     – Kể tên được một số màu đậm, màu nhạt, nêu được cách phối hợp các màu đậm, nhạt trong các sản phẩm mĩ thuật.

     – Cảm nhận được sự hài hòa, chuyển động của chấm, nét, hình, màu,…trong các sản phẩm mĩ thuật.

     – Tạo được sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo hình thức vẽ, xé và cắt, dán. 

     – Nhận ra vẻ đẹp của đại dương, yêu thiên nhiên và có ý thức giữ gìn môi trường sạch, đẹp. 

     2. Năng lực.

    Năng lực chung: 

     – Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

     – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

    Năng lực chuyên biệt: 

     – Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật

Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.

    3. Phẩm chất.

      – Bồi dưỡng tình yêu thương giũa con người và các con vật sống dưới đại dương mênh mông.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

    1. Đối với giáo viên.

      – Giáo án, SGK, SGV.

      – Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương. 

     2. Đối với học sinh.

      – SGK.

      – Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ.

………………………..

2. ÂM NHẠC

CHỦ ĐỀ 1: RỘN RÀNG NGÀY MỚI (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Khám phá sự khác nhau của các âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc.

2. Năng lực: 

* Năng lực chung:

– Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui

– Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng

– Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc cụ.

*Năng lực âm nhạc:

– Bước đầu cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc qua hoạt động khám phá.

– Hát bài hát Ngày mùa vui với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp; hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn định; nêu được lên bài hát và tên tác giả.

– Đọc đúng tên nốt; bước đầu thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm.

– Bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, đúng cách; thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Ngày mùa vui.

– Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

3. Phẩm chất:

– Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên

– Kính trọng, biết ơn người lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: 

– SGV, đồ dùng, tranh ảnh… để tổ chức các hoạt động

– Nhạc cụ và các phương tiện nghe – nhìn, các file học liệu điện tử

2. Học sinh: sgk, nhạc cụ gõ (hoặc nhạc cụ gõ tự tạo).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

………………………….

Ngọc Sơn (tổng hợp)