9 sự thật thú vị của hệ tiêu hóa

Hệ thống tiêu hóa dài hơn 9 m, được xem là bộ não thứ hai là những điều mà không mấy người biết.

Giống như hầu hết các cơ quan khác trên cơ thể, mọi người thưởng chỉ chú ý đến hệ tiêu hóa khi nó gây ra các vấn đề khó chịu. Biết về hệ tiêu hóa và cách hoạt động của hệ tiêu hóa có thể giúp ích nhiều để mọi người chăm sóc hệ tiêu hóa tốt hơn, xác định nhanh hơn các vấn đề tiêu hóa có thể xảy ra. Dưới đây là 10 sự thật thú vị của hệ tiêu hóa.

Hệ thống tiêu hóa dài 9 m

Toàn bộ hệ thống tiêu hóa từ miệng đến hậu môn dài khoảng 9 m. Hệ thống tiêu hóa chịu trách nhiệm phân hủy các loại thực phẩm để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Thức ăn được phân hủy một cách cơ học, thông qua nhai, sử dụng các enzym chuyển thành dạng phân tử để cơ thể có thể được hấp thụ và di chuyển qua máu. Hệ tiêu hóa được tạo thành từ các cơ quan gồm miệng, thực quản, bụng, gan túi mật, đường mật, ruột non và ruột già.

Hệ tiêu hóa tiết rất nhiều nước bọt

Miệng tiết ra khoảng một lít nước bọt mỗi ngày. Tuyến nước bọt chịu trách nhiệm sản xuất nước bọt là bước đầu tiên trong quá trình tiêu hóa. Nước bọt chủ yếu được tạo thành từ nước nhưng có chứa các chất khác. Tuyến nước bọt được kích thích khi nghĩ đến hoặc ngửi thức ăn. Sự phân hủy thức ăn bắt đầu trong miệng thông qua quá trình nhai và các enzym có trong nước bọt. Nước bọt vừa giúp thức ăn dễ dàng đi vào thực quản, vừa bao bọc thức ăn để bảo vệ răng, niêm mạc miệng và thực quản.

Nuốt là hoạt động khá phức tạp

Mất 2-5 giây để thức ăn đi xuống thực quản vào dạ dày. Nuốt là hoạt động phức tạp, là kết quả của sự phối hợp các cơ ở khoang miệng, hầu họng và thực quản với mục đích đưa thức ăn, uống từ khoang miệng vào dạ dày.

Dạ dày sản xuất axit clohydric

Dạ dày được lót bởi một lớp chất dày để bảo vệ cơ thể khỏi axit và enzym pepsin mà nó tạo ra. Chuyển động trộn của dạ dày cùng với axit và sự phân hủy protein bởi pepsin, biến hỗn hợp bolus thành một chất lỏng gọi là chyme, sau đó giải phóng từ từ chyme vào ruột non. Để có một bữa ăn hoàn chỉnh, quá trình này mất khoảng 2-3 giờ.

Nhiều hoạt động xảy ra trong ruột non

Ruột non là nơi diễn ra gần như tất cả quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Ruột non tiếp tục phân hủy thức ăn thành các thành phần phân tử có thể được hấp thụ vào máu. Ruột non có ba phần gồm tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Mật từ túi mật và các men tiêu hóa từ tuyến tụy được trộn lẫn ở tá tràng. Mỗi phần có một nhiệm vụ riêng nhưng cùng mục đích cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Chất xơ rất quan trọng

Chất xơ là những gì còn lại khi tất cả các phần khác của thức ăn đã được tiêu hóa hết. Khi ruột non đã hoàn thành quá trình phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng; nó sẽ đẩy các phần chưa tiêu hóa được của thức ăn thực vật; được gọi là chất xơ vào ruột già.

Chất xơ được phân thành hai loại chung là hòa tan và không hòa tan. Chất xơ vừa làm mềm phân vừa làm phồng phân có tác động đến sức khỏe của vi khuẩn đường ruột; đóng vai trò hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Vì vậy, chất xơ cần thiết cho cả hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

Nước ảnh hưởng đến hình dáng và kết cấu của phân

Đại tràng (ruột già) là một cơ quan rỗng, dài, thường dài khoảng 1,5 m. Ruột già nhận được khoảng một lít chất lỏng mỗi ngày từ ruột non. Ngoài chất xơ, ruột non còn đẩy chất lỏng vào ruột già; nơi nó được hấp thụ và hình thành phân. Uống đủ nước giúp phân mềm góp phần thúc đẩy việc đi tiêu thoải mái. Khi không uống đủ nước, nước sẽ được hút ra khỏi phân trong ruột kết; dẫn đến phân cứng và khó đi ngoài.

“Một thế giới” vi sinh vật trong hệ tiêu hoá

Hệ tiêu hóa đóng vai trò lưu trữ hơn 500 lợi khuẩn. Lợi khuẩn này chống lại các sinh vật mang bệnh; đóng vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng đi qua ruột non thông qua quá trình lên men; và giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Hơn 500 lợi khuẩn hoạt động trong đường ruột với nhiệm vụ khác nhau; chúng bổ trợ cho nhau và “lên tiếng” khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề.

Cơ thể có “hai bộ não”

Hệ tiêu hóa được xem là một bộ não nhỏ của cơ thể. Hoạt động của hệ tiêu hóa được điều chỉnh bởi hệ thống thần kinh ruột (ENS); được tạo thành từ một lượng lớn các tế bào thần kinh; và được điều chỉnh bởi cùng một chất dẫn truyền thần kinh; đặc biệt nhất là serotonin, được tìm thấy trong não. Sự tương đồng này nên hệ tiêu hóa được xem là bộ não thứ hai.

Bộ não và hệ thống tiêu hóa hoạt động trong mối quan hệ đối tác chặt chẽ; cụ thể khi bạn lo lắng về một việc gì đó, dạ dày thường rung lên, thậm chí co thắt. Người ta thường nói lo lắng dẫn đến đau dạ dày là có ý nghĩa như vậy.

Theo https://vnexpress.net/