8 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam

8 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam. Đây là thông tin rất đáng được ghi nhớ về những di sản văn hóa và thiên nhiên. KỸ NĂNG CẦN BIẾT chia sẻ lại để mọi người, đặc biệt các em học sinh cùng biết. Hãy tự hào và trân quý những giá trị này!

STTTên di sảnNămLoại hình ghi danhTỉnh/Thành phố
1 Quần thể di tích Cố đô Huế1993 Di sản văn hóa thế giới Tình TT Huế
2 Vịnh Hạ Long19942000Di sản thiên nhiên thế giới Tỉnh Quảng Ninh
3 Khu di tích Chăm Mỹ Sơn1999 Di sản văn hóa thế giới Tỉnh Quảng Nam
4 Đô thị cổ Hội An1999 Di sản văn hóa thế giới Tỉnh Quảng Nam
5 Phong Nha – Kẻ Bàng2003 và 2015Di sản thiên nhiên thế giới Tỉnh Quảng Bình
6 Hoàng thành Thăng Long2010 Di sản văn hóa thế giới TP Hà Nội
7 Thành nhà Hồ2011 Di sản văn hóa thế giới Tỉnh Thanh Hóa
8 Quần thể danh thắng Tràng An2014 Di sản hỗn hợp Tỉnh Ninh Bình

Quần thể Di tích cố đô Huế

Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Khu Di tích cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới; với tiêu chí (iii): Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX; và tiêu chuẩn (iv): Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong; là Kinh đô của triều đại Tây Sơ;, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son; những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm; những danh lam cổ tự trầm tư u tịch; những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc… 

Vịnh Hạ Long

Hội nghị lần thứ 18 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Phù – kẹt (Thái Lan) ngày 17 tháng 12 năm 1994 đã công nhận lần thứ nhất; Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí (vii): về vẻ đẹp cảnh quan; và công nhận lần thứ hai; với tiêu chí (viii): về giá trị địa chất tại Hội nghị lần thứ 24 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại thành phố Cairns, bang Queensland, Australia (ngày 02 tháng 12 năm 2000).

Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía Đông Bắc nước ta, diện tích khoảng 1.553km2 với 1.969 hòn đảo lô nhô tạo nên những cảnh sắc kỳ thú.

Sự hiện diện của Vịnh và những hòn đảo trên Vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất; bao gồm đặc điểm địa chất và quá trình vận động, phát triển liên tục của dạng địa hình Karst hệ Fengcong và Fengling.

Địa hình đặc biệt của Vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về Karst hình thành trong điều kiện nhiệt đới, ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan Karst qua nhiều triệu năm; với các tháp karst hình chóp, hình tháp, bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới.

Khu di tích Chăm Mỹ Sơn

Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn; là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa.

Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài; đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ; và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

Khu di tích Chăm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây – Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chămpa xưa 20km về phía Tây.

Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13); các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú; song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (Ấn Độ).

Đô thị cổ Hội An

Hội An trong lịch sử có nhiều tên gọi khác nhau: Hải Phố, Hoài Phố, Hội Phố, Hoa Phố, Haiso, Faifo… Vốn là một thương cảng nằm bên bờ con sông lớn nhất tỉnh; đã có một thời kỳ phát triển phát đạt nhất khu vực Đông Nam Á; thu hút thuyền buôn nhiều nước Đông Nam Á; và nhiều nước phương Tây đến đây để trao đổi, mua bán hàng hóa.

Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua Cửa Đại, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km về phía bắc. Từ thế kỷ XVII về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua đường sông Cổ Cò. Sau này, dòng sông bị bồi lấp. Đi ngược về phía tây, cả đường sông và đường bộ là những làng mạc trù phú tiếp nối với rừng Trường Sơn giàu lâm thổ sản.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Hội nghị lần thứ 27 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Paris (Pháp) ngày 03 tháng 7 năm 2003 đã công nhận Phong Nha – Kẻ Bàng; là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí (viii) về địa chất; là một tập hợp bằng chứng ấn tượng về lịch sử trái đất.

Vùng Phong Nha – Kẻ Bàng và phụ cận bao gồm lãnh thổ một phần các huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa và Quảng Ninh; trải rộng từ biển tới biên giới Việt – Lào. Diện tích vùng Di sản là 85.754 ha. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có hai kiểu địa hình chính; kiểu địa hình karst và kiểu địa hình phi karst.

Phần lớn diện tích vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; là núi đá vôi (địa hình karst, chiếm 2/3 diện tích); và được liên kết với vùng núi đá vôi thuộc Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin nậm nô của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; tạo thành vùng đá vôi liên tục lớn nhất Đông Nam Á.

Với địa hình karst chia cắt mãnh liệt và thảm thực vật nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi đã tạo cho Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; sự đa dạng về sinh học và độc đáo về địa chất địa mạo.

Về Đa dạng sinh học:

Về thực vật: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có 8 kiểu thảm thực vật chính đó là:

– Rừng thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa

– Rừng thứ sinh sau khai thác trên núi đá

– Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá

– Rừng thường xanh chủ yếu cây lá rộng

– Rừng thứ sinh sau khai thác- Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác

– Rừng hành lang ngập nước định kỳ

– Rừng lá kim trên núi đá vôi

Các cuộc điều tra khảo sát ban đầu đã ghi nhận được khoảng 2.500 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 208 loài lan và nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới.

Về động vật: Khu Động Phong Nha bao gồm những sinh cảnh cực kỳ quan trọng cho các loài linh trưởng có nguy cơ bị tiêu diệt và những loài thú lớn đã được liệt kê trong sách đỏ của IUCN 1996. Sơ bộ đã ghi nhận được 1074 loài động vật có xương sống bao gồm:

– Lớp thú: 140 loài thuộc 64 giống 31họ, 10 bộ

– Lớp chim: 356 loài thuộc 137 giống, 52 họ, 18 bộ

– Lớp cá: 162 loài thuộc 85 giống, 31 họ, 11 bộ

– Lớp bò sát: 99 loài thuộc 43 giống, 14 họ, 3 bộ

– Lớp ếch nhái: 47 loài thuộc 9 giống, 6 họ, 1 bộ

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội

Kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Braxin ngày 31/7/2010 đã công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): minh chứng cho sự giao lưu giữa các ảnh hưởng đến chủ yếu từ Trung Quốc ở phía Bắc và Vương quốc Champa ở phía Nam, tiêu chí (iii): minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu dài của người dân Việt được thành lập ở đồng bằng sông Hồng, đó là một trung tâm quyền lực liên tục từ TK 7 cho đến tận ngày nay, và tiêu chí (vi): liên quan trực tiếp tới nhiều sự kiện văn hóa – lịch sử quan trọng.

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, với diện tích vùng lõi của di sản là 18,395ha (bao gồm Khu di tích thành cổ Hà Nội và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu) và diện tích vùng đệm là 108ha. Hai khu vực thuộc vùng lõi di sản là một hệ thống nhất nằm trong Cấm thành Thăng Long và cũng chính là trung tâm của Hoàng thành Thăng Long. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là bộ phận quan trọng nhất của Kinh thành Thăng Long – Kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18.

Di tích Thành Nhà Hồ

Ngày 27 tháng 6 năm 2011, tại Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới ở Paris, Cộng hòa Pháp, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức quyết định đưa Di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.

Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước UNESCO 1972 về việc Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới, đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp này có đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, UBND tỉnh Thanh Hóa cùng một số tỉnh/thành phố có Di sản Thế giới ở Việt Nam.

Là kinh đô của nhà Hồ, Thành được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long – Hà Nội). Sau khi xây thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô. 4 bên mặt thành được bao quanh bằng tường đá với tổng khối lượng đá xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp.

Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Kỳ họp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản Thế giới ở thủ đô Doha, Ca-ta, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức Quyết định đưa Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.

Nằm ở cực Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía Đông Nam, Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172 ha, vùng đệm có diện tích 6.079 ha, với ba khu vực liền kề nhau là: Di tích quốc gia đặc biệt Cố Đô Hoa Lư, Khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động và Rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư, thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình).

Chiếm gần như toàn bộ khối đá vôi Tràng An, với tuổi địa chất hơn 250 triệu năm, một khu vực hòa lẫn giữa thiên nhiên và văn hóa, Quần thể danh thắng Tràng An là vùng bán sơn địa có hướng phát triển chung Tây bắc – Đông Nam, thấp dần về phía Nam và Đông Nam.

Đan xen trong các dải đá vôi Tràng An là hệ thống đa dạng các thung lũng, hố sụt các-xtơ cùng phương hoặc vòng cung, vách dựng đứng, đáy khá bằng phẳng ở các độ cao khác nhau. Nhiều thung lũng, hố sụt như ở đền Trần – Tràng An, Trường Yên, Bái Đính,… đã phát triển đến tận cơ sở xâm thực địa phương, trở thành các trũng các-xtơ đầm lầy, thông với nhau bởi mạng lưới thủy văn khá phát triển với nhiều hang động xuyên thủy. Thảm thực vật nguyên sinh phát triển rậm rạp trên đá vôi, trong đó, đáng kể nhất là rừng đặc dụng Hoa Lư ở phía Tây và Tây Nam.

Những hình ảnh trong bài viết lấy từ Internet

Dinh Phương – KỸ NĂNG CẦN BIẾT/ Nguồn: http://dsvh.gov.vn/di-san-van-hoa-va-thien-nhien-the-gioi