77 TIÊU CHÍ CỦA BẢN THÂN TRƯỚC KHI TỐT NGHIỆP

Những ý tưởng rèn luyện dưới đây có thể nói rất hay và rất phù hợp với thời đại 4.0. Dù đang học ở nơi nào, môi trường nào nếu có những ý tưởng chủ động học tập như dưới đây mỗi cá nhân của chúng ta không thành thiên (thiên tài) cũng sẽ thành nhân – con người mới, con người hiện đại trong thời công nghệ số.

Chúc mọi người thành công!

CÁC TÀI LIỆU/VĂN BẢN

1. Có bản sơ yếu lý lịch (CV) bằng tiếng Anh và tiếng Việt liên tục được cập nhật:

2. Đã viết bản mẫu của Motivation letter – Thư xin việc / Thư bày tỏ nguyện vọng xin học bổng (bằng tiếng Anh và tiếng Việt)

3. Chuẩn bị mẫu thư giới thiệu của thầy/cô giáo

4. Biết cách làm bài thuyết trình trên PPT và Prezi

5. Biết cách sử dụng Google Drive

BỔ SUNG KIẾN THỨC

6. Tận dụng mọi thời gian rảnh để cải thiện bản thân:

7. Mỗi ngày học 1 điều mới (từ mới, bộ môn mới, món ăn mới, điều thú vị bạn nghe từ người nào đó, trên mạng, trên TV/báo, vv.) và viết các điều đó vào cuốn vở hoặc lưu lại vào Word document

8. Mỗi tuần đọc và tìm hiểu về 1 đề tài ngoài ngành học của mình

9. Mỗi năm tìm hiểu sâu về 1 chủ đề / lĩnh vực nhất định để trở thành chuyên gia trong chủ đề / lĩnh vực đó

10. Đọc ít nhất 20 cuốn sách mỗi năm

11. Xem ít nhất 10 video của TED/TEDex

12. Tham gia ít nhất 1 khóa học online miễn phí.

AM HIỂU VỀ THẾ GIỚI

13. Học về vị trí của các quốc gia, nhớ các thủ đô, lá cờ và ít nhất 1 thông tin thú vị về mỗi quốc gia trên thế giới.

14. Hiểu biết về các ẩm thực của thế giới, thử ăn và nấu các món ăn của các quốc gia khác nhau.

15. Theo dõi tin tức thế giới hằng ngày:

16. Xem các đoạn video, đọc bài viết, sách, báo, vv. về các nền văn hóa khác nhau

17. Học hỏi về những đặc điểm chính của các tôn giáo lớn trên thế giới.

CÁC KỸ NĂNG MỀM

18. Tự tin khi nói chuyện trước đám đông

19. Tự tin khi diễn thuyết trước đám đông

20. Có thể giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả

21. Có ít nhất 1 kinh nghiệm lãnh đạo

22. Biết quản lý thời gian của bản thân

23. Làm việc nhóm hiệu quả

24. Kỹ năng sáng tạo

NGOẠI NGỮ

25. Không sợ hay ngại nói tiếng Anh với người nước ngoài.

26. Cải thiện tiếng Anh hằng ngày, hằng tuần:

  • Mỗi ngày học thêm từ mới
  • Xem phim nước ngoài bằng ngôn ngữ gốc để cải thiện cách phát âm
  • Đọc sách, báo bằng tiếng Anh

27. Biết ít nhất 50 câu nói thông dụng / xã giao và 100 từ vựng của ngoại ngữ thứ 2

CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA – XÃ HỘI

28. Tham gia ít nhất 1 hoạt động từ thiện – xã hội

29. Giúp cải thiện môi trường, không vứt rác ra đường, không lãng phí đồ dùng

30. Tìm ra một điều bức xúc xung quanh bạn và thử tìm ra cách để cải thiện điều này

31. Cầm túi vải theo người để đi mua sắm, giảm sử dụng túi ny lông

32. Học về các mục tiêu phát triển bền vững và chọn ra cho mình 1 mục tiêu để hướng tới

33. Mỗi tháng tham gia ít nhất 1 sự kiện văn hóa ở TP nơi bạn sống

34. Đến tham quan các viện bảo tàng và khu di tích ở TP bạn ít nhất 1 lần

35. Đăng ký tham gia các chương trình quốc tế dành cho giới trẻ (như Asia-Europe Foundation, YSEALI, AIESEC, vv.)

TÌM KIẾM CƠ HỘI

36. Lưu lại và theo dõi các trang web, Facebook và các sự kiện có khả năng cho bạn tìm thấy cơ hội

37. Biết tìm kiếm cơ hội trên Google

38. Kể cho mọi người xung quanh biết về những ước mơ và tiêu chí của bạn

SỨC KHỎE – SỞ THÍCH

39. Thường xuyên tập một bộ môn thể thao – Có thể cùng nhau tập thể dục trong nhóm hoặc hẹn giờ để cùng tập ở nhà theo video

40. Giảm hoặc không ăn/uống những thứ vô bổ và có hại cho sức khỏe: như các đồ uống ngọt (Coca-Cola, Pepsi, 7Up, Sprite, vv.)

41. Nói không với thuốc lá

42. Ăn uống điều độ, không uống rượu đến say

43. Có một sở thích thư giãn được thực hiện vào mỗi tuần

44. Tham gia ít nhất 1 hoạt động ngoại khóa

LỐI SỐNG

45. Không lãng phí thời gian vào những điều vô bổ

  • Với mỗi hoạt động trong ngày, hãy thử nghĩ xem nó có đem lại cho bạn lợi ích hay kiến thức nào không. Nếu không, hãy ngừng hoặc giảm hoạt động đó

46. Cố gắng làm tốt bất cứ điều gì bạn đang làm

47. Bất cứ điều gì bạn đã bắt đầu làm thì cố gắng hoàn tất nó

48. Bạn sợ hãi những điều gì? Hãy thử làm chúng!

49. Luôn tuân thủ theo luật

50. Khen và động viên người khác mỗi khi có thể. Nếu muốn chê bai người khác, bạn nên chỉ ra cho họ cách để họ sửa chỗ sai.

51. Thay vì than vãn và lo âu về một vấn đề nào đó, hãy thử tìm cách thay đổi hoàn cảnh

52. Nhìn vào mọi thứ và mọi con người bằng con mắt tích cực – theo dõi các nhân vật truyền cảm hứng.

53. Nói ra những nỗi buồn/lo âu/sợ và đừng giữ chúng trong lòng

54. Tìm cách giải quyết mọi sự mâu thuẫn một cách hòa bình

55. Viết lại những câu nói, suy nghĩ, trích dẫn và bất cứ điều gì truyền cảm hứng cho bạn vào một cuốn vở và luôn cầm nó theo người

56. Dọn dẹp cho căn phòng/nhà cửa sạch sẽ và ngăn nắp

57. Nói Cảm ơn và Xin lỗi trong tất cả các hoàn cảnh phù hợp

CHUẨN BỊ CHO TƯƠNG LAI

58. Viết ra giấy những điều bạn muốn đạt được trong năm nay + kế hoạch để thực hiện chúng và dán tờ giấy lên tường

59. Tham gia ít nhất 1 kỳ thi trong bất cứ lĩnh vực nào

60. Tìm hiểu kỹ càng về ngành nghề bạn muốn theo đuổi

  • Đọc các bài viết, sách báo, hỏi các người đi trước

61. Tham gia ít nhất 1 ngày hội du học / việc làm

62. Tìm một công việc thực tập trong ngành bạn học

63. Theo dõi và tìm kiếm các cơ hội ngành nghề và các người trong lĩnh vực chúng ta theo đuổi

64. Có 1 ý tưởng khởi nghiệp có khả thi

65. Lập và duy trì tài khoản Linkedin

GIAO TIẾP

66. Hãy chọn ra một cụm từ để đại diện cho “thương hiệu cá nhân” của bạn (ví dụ như: nhà thiết kế thời trang dành cho giới trẻ, nhà văn, người biết đa ngôn ngữ, vv.) và cố gắng cải thiện những kỹ năng tất yếu để bạn có thể được biết đến dưới “thương hiệu cá nhân” của mình

67. Kết bạn với những người có chung sở thích, mục đích để giúp đỡ lẫn nhau

68. Nói chuyện với ít nhất 1 người học ở trường / làm công việc bạn muốn học / làm

69. Chọn ra 1 tấm gương và tìm hiểu cách họ vươn tới thành công

70. Hãy thử liên lạc với người bạn ngưỡng mộ

71. Lập ra một Danh sách liên lạc với thông tin như: Tên, Email, Số điện thoại, Facebook, Địa chỉ, vv. của những người bạn từng gặp/giao lưu/muốn làm quen

72. Kiểm tra và trả lời email của bạn ít nhất 1 lần trong ngày

DU LỊCH

73. Mỗi lần đi du lịch, xem xem ở TP nơi bạn đến có sự kiện nào thú vị/bổ ích hay không

74. Tiết kiệm tiền để đi du lịch ít nhất 1 lần

75. Chuẩn bị mẫu checklist hành lý cho mỗi chuyến đi

76. Biết cách đi du lịch giá rẻ (cách đặt vé máy bay, tìm nhà ở, nơi ăn uống, các hoạt động, vv.)

77. Có hộ chiếu

Tác giả: Sun Beam/ Tạ Quốc Việt (sưu tầm)