KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIỀN BẠC HỢP LÝ (2 tiết)

Mỗi khi tiêu tiền, chúng mình hãy lên kế hoạch những đồ cần mua để tránh lãng phí hoặc rơi vào tình trạng thiếu tiền. Và để tiết kiệm tiền chúng ta có rất rất nhiều cách làm, cách đơn giản nhất các em học sinh tiểu học có thể làm là: nuôi “heo đất” – cất giữ vào đó các khoản tiền được cho, tặng.

Cần phân biệt “cần” và “muốn” để có cách chi tiêu tiền khôn ngoan hơn.

“Cần” là những điều như thế nào?

Đáp án gợi ý: Cần là những thứ bạn nhất định phải có, phải làm; nếu không có, không làm sẽ có hại.

=> “Cần” là nhu cầu không thể thiếu của con người, là những gì bắt buộc phải có trong cuộc sống.

“Muốn” là những điều như thế nào?

Muốn là khi bạn thích hoặc mong có thứ gì đó cho bằng được; hoặc là thứ mà bạn ao ước nhưng không thực sự cần.

Chúng ta “cần” nhà để ở, nhưng chúng ta “muốn” ở nhà đẹp, chúng ta “cần” thức ăn để ăn nhưng lại “muốn” ăn thức ăn ngon. Chúng ta “cần” quần áo để mặc, nhưng chúng ta “muốn” mặc quần áo đẹp. Chi tiêu vào quá nhiều điều “muốn” mà quên mất những điều chúng ta thực sự “cần” thì sẽ rất dễ cháy túi đấy!

=> “Muốn” là những thứ bạn thích nhưng chưa không thực sự cần. Do vậy hãy luôn ưu tiên lựa chọn những thứ mình “cần”.

Những thứ cần là cực kỳ quan trọng để giúp bạn tồn tại. Những thứ muốn lại khiến cuộc sống của bạn thú vị hơn.

Vậy thế nào là chi tiêu khôn ngoan?

Chi tiêu khôn ngoan là nên chi tiêu vào những điều chúng ta “cần” và cân đối chi tiêu vào những điều chúng ta “muốn” nếu không muốn bị cháy túi hoặc mắc nợ.

=> Chi tiêu khôn ngoan là chúng ta phải biết: Sắp xếp theo thứ tự những thứ “cần” mua trước rồi những thứ “muốn” mua. So sánh chất lượng & giá cả của các mặt hàng tương tự nhau. Không phải những đồ đắt nhất cũng là những lựa chọn tốt nhất. Không chi tiêu phung phí với những thứ không cần thiết. Không vay nợ nếu không có khả năng chi trả.

Hãy tuân thủ các nguyên tắc tự kiếm tiền.

– Luôn hỏi ý kiến bố mẹ trước khi làm bất cứ công việc tự kiếm tiền nào. Khi muốn bán đồ chơi, quần áo cũ hay cho thuê sách, truyện cần luôn hỏi ý kiến của bố mẹ. Khi bố mẹ đồng ý mới được thực hiện.

– Công việc nhà là nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình nên nó không phải là công việc được trả công, đó là trách nhiệm. Trừ khi em có giao ước với bố mẹ về việc trả công cho các công việc đặc biệt.

– Các công việc tự kiếm tiền phải vừa sức, phù hợp với lứa tuổi và được bố mẹ cho phép. Không tự ý làm bất kì công việc do bất kì người ngoài nào nhờ mà chưa có sự chấp thuận hoặc giám sát của bố mẹ. Hãy chắc chắn việc mình làm là được phép và hợp pháp.

Các cách tự kiếm tiền của bạn:

+ Làm các công việc vừa sức để kiếm tiền: Dọn dẹp xe cho mẹ, chăm em Bo.

+ Bán lại quần áo cũ hay đồ chơi không dùng nữa của mình.

+ Cho thuê truyện ở nhà + Làm và bán các món đồ thủ công.

+ Thu gom đồng nát, ve chai và bán lại……

Hãy tham khảo thói quen sử dụng tiền của các bạn nhỏ nước ngoài:

+ Trẻ em Nhật Bản:

 Được bố mẹ cho 1 khoản tiền vào đầu tháng, sau đó tự mình lên kế hoạch chi tiêu cả tháng.

 Muốn xin thêm tiền từ bố mẹ phải lao động như: cắt cỏ, gấp quần áo, dọn dẹp nhà….

+ Trẻ em Singapore:

 Bố mẹ cùng con lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong chi tiêu.

 Luôn có thứ tự ưu tiên khi mua sắm các đồ.

 Tự mua bằng số tiền tiết kiệm của mình.

+ Trẻ em ở Mỹ Quản lý chi tiêu thông qua 4 lọ thủy tinh:

 Lọ “tiêu”: tiền có thể được tiêu tùy ý bé.

 Lọ “để dành”: Tiền bé tiết kiệm cho một mục đích cụ thể.

 Lọ “cho”: tiền trẻ dùng để cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

 Lọ “đầu tư”: đây là tiền để mẹ dạy bé cách đầu tư vào một mục đích nào đó. Mỗi tuần các em sẽ được bố mẹ cho 1 khoản tiền nhỏ chia đều 4 lọ. Đây được coi là ngân sách để các em sử dụng.

+ Trẻ em ở các nước Do Thái được bố mẹ dạy quản lý tiền qua 5 giai đoạn:

 Giai đoạn thứ nhất: Nhận biết tiền. Các em nhận biết được các mệnh giá và phân biệt được tiền xu – tiền giấy.

 Giai đoạn thứ hai: Kỹ năng cầm tiền Các em sẽ được bố mẹ lập cho một tài khoản ngân hàng cùng với số tiền nhất định. Các em phải quản lý tài sản một cách thông minh và khoa học.

 Giai đoạn thứ ba: Kỹ năng kiếm tiền Các em được bồi dưỡng kỹ năng kiếm tiền và các quy tắc để quay vòng vốn.

 Giai đoạn thứ tư: Kỹ năng quản lý tài sản Ba mẹ dạy con chi tiêu hợp lý, quản lý tài sản, hướng dẫn một vài cuộc đầu tư nhỏ.

 Giai đoạn thứ năm: Ý nghĩa đằng sau chuyện quản lý tài sản Mục đích để trẻ hiểu được giá trị sức lao động, biết đầu tư và quản lý tài sản, có được những hiểu biết cần thiết về nhân sinh quan đúng đắn không chỉ đối với tiền bạc mà đối với cả cuộc đời.

Hãy nuôi lợn tiết kiệm và thống kê số tiền mình có sau mỗi tháng. Hãy thực hiện Biểu đồ quản lý tiền thông minh để theo dõi chi tiêu tại nhà.

Theo CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CÔNG TY GAIA