Trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho người Lào, tôi đã nhận ra một số lỗi sai ngữ điệu mà thầy cô, những người giảng dạy Tiếng Việt đang mắc phải. Chính những lỗi sai này đã làm cho người học tiếng Việt trở nên ngán ngại, xa lạ dần với tiếng Việt.
Họ miễn cưỡng học và học không thành công. Như vậy việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình giảng dạy? Cách khắc phục những lỗi sai như thế nào? Cần vận dụng những phương pháp gì để người học dễ dàng nhận biết Tiếng Việt, ham thích học và nhanh chóng nói, viết Tiếng Việt tốt hơn? Đây quả thật là một trong những vấn đề cấp thiết, nóng bỏng để con đường hội nhập ngày càng được rộng mở và thăng tiến hơn.
Bài báo này, tôi xin điểm qua một số lỗi (thường mắc phải) cần tránh và một số biện pháp khắc phục lỗi sai ngữ điệu để công việc giảng dạy tiếng Việt trở nên nhẹ nhàng và thuận lợi hơn.
Summary: Teaching Vietnamese to foreigners in the era of integration is extremely necessary. Currently, the team of Vietnamese language teachers and instructors across the country has been and is being given due attention by the Party and the State, enjoying very reasonable preferential policies. However, in the process of fulfilling this noble mission, volunteer workers spreading Vietnamese globally have inevitably made regrettable mistakes, causing Vietnamese learners to spend too much time studying without being able to speak and write Vietnamese properly. Consequently, they become discouraged and reluctant to learn Vietnamese. Given this situation, I will identify the reasons leading to intonation errors and propose necessary measures to rectify these mistakes, enabling teachers and colleagues to effectively accomplish their tasks as expected.
Keywords: Vietnamese, teaching Vietnamese, correcting Vietnamese errors, foreigners.
2. Kết quả nghiên cứu:
2.1. Phát hiện những lỗi sai ngữ điệu của người dạy tiếng Việt và cách khắc phục
2.1.1. Nhận diện những lỗi sai ngữ điệu của người dạy tiếng Việt trên đất nước Lào
Qua một thời gian dài giảng dạy, nghiên cứu tôi đã phát hiện ra rất nhiều lỗi sai ngữ điệu từ phía thầy cô giảng dạy tiếng Việt cho người Lào. Tôi đã tiến hành khảo sát các nội dung như trong bảng dưới đây và kết quả khảo sát thu được như sau:
Biểu đồ khảo sát để nhận diện những lỗi sai ngữ điệu của người dạy tiếng Việt
Trước những sai sót trên, tôi đã tiến hành thực hiện biện pháp khắc phục các lỗi sai trên như sau:
2.1.2. Thực hiện và lan toả ý tưởng mới khi dạy tiếng Việt cho người Lào.
2.1.2.1. Bắt buộc người học viết đúng theo mẫu chữ
Chữ Việt là ký tự riêng của người Việt. Giáo viên Tiểu học cũng phải rèn luyện viết đúng mẫu để giảng dạy. Các cấp học trên dần dà được nới lỏng, không còn trau chuốt, đúng chuẩn như những ngày mới cấp sách đến trường. Theo quá trình phát triển tự nhiên đó, việc giảng dạy chữ Việt cho người nước ngoài cũng cần được thông thoáng. Việc viết đúng, viết đẹp chữ nước ngoài quả thật không phải một sớm một chiều mà làm được.
Hiện tại, số người dạy bắt buộc người nước ngoài viết đúng theo mẫu chữ người Việt chiếm 90%. Suy nghĩ này đúng là một sức ép lớn đối với người học, là một việc không nên làm. Việc này không mang tính lan tỏa mà ngược lại làm cho người học cảm thấy quá khó, từ đó cảm giác ngán ngại học tập, ngán ngại tiếp xúc với chữ Việt, tiếng Việt.
2.1.2.2. Không thể nói giọng nói vùng nào là chuẩn
Hiện nay nhiều người dạy Tiếng Việt ở nước ngoài hiểu nhầm và tuyên bố giọng nói người Hà Nội là giọng chuẩn được quy định. Tuyên bố này lên đến 80% trong số được khảo sát, có thể khẳng định là hoàn toàn sai vì thực tế không có văn bản pháp lí nào quy định như vậy. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đã và đang được Đảng và Nhà nước chú trọng và thực hiện mạnh mẽ. Giọng nói và phương ngữ của từng vùng miền là tài sản quý báu cần được giữ gìn. Chính vì lí do trên người dạy không thể nói với người học là giọng nói nơi nào hay vùng nào là chuẩn.
2.1.2.3. Gượng ép phát âm đúng chuẩn
Việc phát âm đúng chuẩn khi đọc và nói tiếng Việt là việc nên làm. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng miền như đã nói trên, thầy cô không thể gượng ép người học phải đọc như cách đọc được quy chuẩn. Thay vì cứ loay hoay với cách phát âm (ch/tr, r/g, x/s, b/p,… hay những tiếng có âm cuối: n/ng/nh, c/t, ….), chúng ta nên tập trung vào ngữ nghĩa.
Hãy chỉ ra cách phân biệt hoặc cách dùng trong văn cảnh, ngữ cảnh chắc chắn người học sẽ cảm thấy dễ học và dễ nhớ hơn. Và làm như vậy người học vô hình dung được học thêm nhiều từ vựng hơn. Biết dùng từ ấy lúc nào, trong trường hợp nào, và cứ như thế người học cũng sẽ phát âm đúng hơn. Cung cấp vốn từ, nhận diện và phân biệt vốn từ là việc thầy cô nên làm!
2.1.2.4. Dùng từ, sửa từ mang tính chất địa phương.
Khi dùng từ hay chữa từ cho người học chúng ta hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chỉnh sửa theo hiểu biết cá nhân mang tính địa phương. Chẳng hạn câu chuyện sau: Sáng đi bộ thể dục, sao chị không đến rủ em đi cùng? Chị đi sớm, khoảng 4 giờ sáng, thấy em còn ngủ nên ngại, ghé lục dậy thì kì quá.
Như vậy “lục” là văn nói được dùng thường xuyên của một vùng giống ý nghĩa người miền Nam thường dùng là gọi dậy. Nhưng nếu người miền Nam không hiểu bảo rằng sai là quả thật không đúng, gọi dậy quả thật không đủ sắc thái ý đồ người dùng. Hãy tôn trọng phương ngữ của người nói.
Hoặc khi chỉnh sửa từ cho người khác, người dạy phải thấu hiểu văn cảnh, đồng thời phải hiểu tất cả các nét nghĩa của từ. Quê hương mình có thể từ đó là đồng nghĩa, giống nhau nhưng nơi khác lại không phù hợp bởi bản chất từ ngữ trong mỗi ngữ cảnh có một ý nghĩa riêng. Chẳng hạn: phát triển và trưởng thành.
Nếu chúng ta không am hiểu từ ngữ của các vùng miền thì hãy khuyến khích người học sử dụng từ ngữ thường dùng chung trong cả nước, ví dụ: lục dậy nên sử dụng từ dùng chung gọi dậy. Chúng ta không khẳng định họ dùng sai mà nên nói rằng: Dùng từ này phổ biến hơn, hay hơn, phù hợp với vùng miền này, hoàn cảnh này,…
2.1.2.5. Nhận xét “Sai” khi người học đặt câu, nói câu.
Cách chữa lỗi sai trực tiếp bằng việc đánh giá “sai” như vậy rất gây phản cảm. Trong quá trình giảng dạy hãy khuyến khích tâm lí người học, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, cảm giác học tập tiếng Việt rất dễ.
Chẳng hạn: Lớp học tôi hiện tại có 6 người như là: lớp trưởng, hai bạn nam, hai bạn nữ và giáo viên. Câu nói này hoàn toàn đúng, cách ngắt ý bằng các dấu câu cũng không sai phạm gì. Nhưng nếu thầy cô thấy từ như là có vẻ dư trong trường hợp này thì khuyến khích bỏ để câu nói gọn hơn, nghe hay hơn không thể nói rằng dùng từ ấy trong trường hợp này là sai.
Tất cả các từ: như, bao gồm, gồm có, là,… đều có thể dùng được, câu nói không có gì sai và nếu lượt bỏ đi, chỉ ghi dấu (:) rồi liệt kê ra câu nói trở nên gọn nhẹ cũng sẽ hay.
Còn tiếp (xem trong bảng pdf)
Tác giả: ThS. NGƯT Tô Ngọc Sơn/ Nguồn: Tạp chí Thiết bị Giáo dục
https://vjol.info.vn/index.php/tctbgd/article/view/97573