Có bao giờ bạn thắc mắc, một số chẵn như 12 lại được ưu ái cho một cái tên riêng là “1 tá”? Và từ “tá” này có nguồn gốc từ đâu?
Trước hết xin nói về khởi nguồn của hệ số 12 này.
Nếu tra tìm trong từ điển Hán Việt, ta sẽ không thể tìm thấy “tá” ở đâu cả, bởi đơn giản đây là một cách đếm bắt nguồn từ phương Tây. Người La Mã cổ đại khi tính toán thường dùng ngón cái đếm đốt tay trên những ngón còn lại, tổng cộng 12 đốt gom lại một nhóm.
Từ đó, hệ số 12 này càng ngày càng phổ biến. Vì vậy, khi khám phá ra chu kì của Trái Đất quanh mặt trời, người ta đã chia một năm thành 12 tháng, các khoảng thời gian còn lại cũng được quy đổi bằng một bội số của 12 (1 ngày bằng 24 giờ, 1 giờ bằng 60 phút, 1 phút bằng 60 giây).
Hệ số 12 đặc biệt được ưa chuộng ở nước Anh, họ dùng nó trong cả đo lường, buôn bán và tiền tệ: 12 cái là 1 dozen, 12 dozens là 1 gross, 12 pence = 1 shilling (giờ thì đã bỏ đồng shilling, nên 10 pence = £1), 12 inches = 1 foot,…
Khi người Anh lập thuộc địa ở khu Quảng Đông, Hong Kong, Thượng Hải, người Tàu nhặt chữ dozen và phiên âm thành đả thần (âm Hán Việt). Từ từ thì người ta bỏ âm thần đằng sau đi và gọi tắt là đả. Chữ này truyền vào Việt Nam theo bước chân những người Hoa đi buôn. Người Quảng Đông đọc chữ đả bằng âm tá. Thế là tiếng Việt chúng ta có chữ tá.
Cái hay ở chỗ trong khi người Trung Hoa không mấy khi dùng “tá” thì từ này lại rất được phổ biến ở Việt Nam. Như phần đầu của ruột non có tên tiếng Latin duodenum digitorum, nghĩa là “dài 12 khoát ngón tay”, tức là 12 lần bề rộng của ngón tay.
Tá tràng chỉ là 1 phần của ruột, hay chính xác là ruột non. Vì độ dài của tá tràng là khoảng 12 inches, nên khi vietsub từ tiếng anh (duodenum) thì trở thành tá tràng.
Tá (số đếm)
Một tá là thuật ngữ chỉ số mười hai (12) hay một nhóm đơn vị có tổng là mười hai. Đây được coi là một trong những thuật ngữ gọi số lâu đời nhất trong lịch sử thế giới.
Theo đó, một tá tá, hay còn được gọi là một gốt, sẽ tương đương với 144 (122). Một tá mười ba (baker’s dozen, nguyên văn: “tá của thợ bánh mì”) tương đương với mười ba (13).
Vì sự thuận tiện trong việc chia phần, trong thương mại, nhất là sản xuất thực phẩm, người ta thường đóng gói hàng hóa theo tá (một tá có thể chia thành 2, 3, 4 hay 6 phần nhỏ tùy ý).
Từ tá cũng có thể dùng để chỉ một số lượng lớn đồ vật nào đó mà không nói rõ con số cụ thể. (Ví dụ: Tôi có cả tá áo sơ mi.)
1 tá bằng bao nhiêu cái?
Tá là đơn vị thường được dùng để tính số lượng các độ vật như bút vì, thước, chìa khóa… ở các trường học bậc tiểu học, trung học cơ sở. Vậy 1 tá bằng bao nhiêu? Theo quy ước chung, 1 tá thường được xác định là 12 cái.
Ví dụ: 1 tá bút chì bằng 12 cái; 1 tá trứng gà bằng 12 quả trứng gà; 1 tá bút màu tương đương với 12 cái…
Khi nào dùng tá để đếm đơn vị?
Trong cuộc sống hàng ngày, tá được dùng để chỉ một số đồ vật đặc biệt như: Bút chì, bút mực, trứng gà, trứng vật… Tuy nhiên, đơn vị này không được sử dụng quá phổ biến. Nếu có thì chỉ dùng 1 tá chứ không dùng đến 2 tá hay 3 tá. Bởi việc quy đổi các vật dụng ra 1 tá sẽ giúp việc tính toán được dễ dàng hơn.
Ví dụ, bạn mua 1 cái bút có giá 650 đồng. Theo đó, nếu tính số lượng lớn sẽ khiến nhiều người mất thời gian; bởi ngày xưa chưa có máy tính hỗ trợ tính toán như hiện nay. Do đó, nếu quy 1 tá bút có giá là 7000 đồng thì mỗi khi cần; bạn sẽ mua 1 tá để việc tính toán đơn giản, thuận tiện hơn.
Có thể thấy, với nhiều người lớn việc sử dụng tá; hay quy đổi tá có số lượng là bao nhiêu; trong cuộc sống không quá phổ biến; nhưng tại bậc học cấp 1, cấp 2 thì đơn vị này được giảng dạy từ rất sớm. Do đó, nếu bạn hỏi học sinh 1 tá bằng bao nhiêu; thì chắc chắn các bạn ấy sẽ trả lời dễ dàng, nhanh chóng.
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những kiến thức, thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để đọc được những bài viết hấp dẫn khác nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Ngọc Sơn (tổng hợp)