“Tại sao” và “vì sao” đều là những từ để hỏi nguyên nhân, lí do,… . Ý nghĩa hai từ có thể nói là rất giống nhau. Nhưng thực tế sử dụng có sự khác biệt đáng chú ý!
KỸ NĂNG CẦN BIẾT xin chia sẻ nội dung này. Mời quý độc giả cùng trao đổi!
Trước hết, chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của mỗi từ.
Tại sao
Tổ hợp dùng để chỉ nguyên nhân hoặc lí do chưa biết rõ của điều đã xảy ra. Ví dụ: Tại sao anh lại làm như thế?Chẳng biết tại sao máy lại hỏng!
Vì sao
Cũng là tổ hợp từ dùng để tìm hiểu, để biết vì lí do gì?, nguyên nhân nào?,…. đã xảy ra sự việc.
Điểm giống nhau
Cả ‘Tại sao’ và ‘Vì sao’ là những từ dùng để hỏi có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau trong lời nói. Nó là từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, có lúc chúng cũng khác nhau theo cách chúng được sử dụng và loại câu trả lời mà chúng đang tìm kiếm.
Điểm khác nhau
Tại Sao
“Tại sao” được sử dụng để hỏi về điều gì đó hoặc để yêu cầu giải thích về tình huống. Nó chủ yếu được sử dụng để tìm kiếm lý do, nguyên nhân hoặc mục đích cho một cái gì đó. Đây là một câu hỏi có thẩm quyền. Nó đòi hỏi một câu trả lời như ‘tại sao điều này xảy ra?’. Hoặc ‘tại sao bạn không làm điều này?’. Ví dụ: Tại sao cô ấy không có mặt ở bữa tiệc này? (Tôi muốn biết lý do.)
“Tại sao” thường truy tìm lí do, nguyên nhân xảy ra với chiều hướng không theo ý muốn và sự việc diễn ra dẫn đến kết quả xấu. Kết quả xảy ra thường kèm theo sự bi thương, bi thảm, … khiến người chứng kiến phải nặng lòng hay phẩn nộ và muốn tìm ra nguyên do để phải xử lí cho bằng được sự việc đã xảy ra trước đó.
Chẳng hạn:
Tại sao bạn lại cư xử tệ như vậy?
Tại sao bạn muốn rời khỏi bữa tiệc?
Tại sao bạn nói như vậy?
Tại sao bạn không làm bài tập về nhà của bạn?
Tại sao cô ấy đến muộn?
Tại sao cô ấy đi?
Tại sao vợ chồng anh ấy chia tay?
Tại sao bạn không xem phim với họ?
Tại sao bạn làm điều đó?
……………………………………………
Vì sao
“Vì sao” được dùng đặt câu hỏi không chỉ mang mục đích nhận được câu trả lời cho câu hỏi đó mà nó còn bao hàm nhiều tác dụng khác:
– Làm rõ ý mà người hỏi đã truyền tải từ trước đó, từ đó giúp người nghe hiểu sâu vấn đề hơn.
– Từ câu hỏi gốc có thể dẫn đến nhiều câu hỏi chi tiết hơn, điều này sẽ giúp cho việc sáng tạo cho những ý tưởng hay hướng đi mới.
– Việc đặt những chuỗi câu hỏi liên quan có chiều sâu sẽ giúp ta đi đến cốt lõi của vấn đề và có những giải pháp cụ thể và triệt để.
– Đặt câu hỏi vì sao giúp chúng ta thu thập được nhiều thông tin kiến thức hơn. Đặc biệt có ích khi muốn đi sâu vào vấn đề nào đó hay là muốn tìm kiếm những ý tưởng mới. Câu hỏi vì sao có thể không yêu cầu phải giải quyết vấn đề triệt để. Mục đích câu hỏi này thiên về việc tìm kiếm nguyên nhân để nảy sinh ý tưởng. Từ đó, đề ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, giúp đỡ, trợ giúp,… cho người đang vướng phải sự việc khó giải quyết, bế tắt trong cuộc sống.
Ví dụ:
– Vì sao con khóc?
– Vì sao bạn không đến với tôi?
– Vì sao chúng ta không nói chuyện với nhau?
– Vì sao số của tôi lại khổ thế này?
– Vì sao chúng ta không tìm một giải pháp hữu hiệu hơn?
– Vì sao Con không nghe lời cha mẹ?
– Vì sao bài làm của mình điểm thấp vậy ta?
……………………………………….
Từ những nội dung trình bày trên, chúng ta có thể thấy “Tại sao” và “vì sao” có sự khác biệt về cách hỏi, mục đích hỏi. Kết quả câu trả lời cũng được phân cách theo hai hướng rõ rệt. Phải tìm ra cho kì được nguyên nhân, lí do để giải quyết – tại sao?. Hiểu rõ nguyên nhân, lí do để tìm cách tư vấn, hỗ trợ, vạch ra một lối suy nghĩ mới, cách làm hay, sáng tạo,… giải tỏa tâm lí – vì sao?
Với ý nghĩa, nội dung được phân tích trên, chúng tôi hi vọng phần nào giúp các bạn sáng tỏ hơn, dùng đúng cách hơn. Nếu có gì chưa rõ, cần trao đổi, xin để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới. Hoặc Email: ngocsonweb@gmail.com. Chúng tôi trân trọng cảm ơn!
Tô Ngọc Sơn