SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2

Chương trình Giáo dục phổ thông mới đã thực hiện hơn 2 năm. Đến giờ phút này, thầy cô đã nảy sinh nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình giảng dạy. ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2 là sáng kiến kinh nghiệm mới nhất thầy cô đã đút rút được.

Bài viết dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Sáng kiến này chưa được kiểm duyệt. Chúng tôi giữ nguyên văn của tác giả. Thầy cô có thể tải về làm tư liệu: bổ sung, chỉnh sửa theo mong muốn. Mời thầy cô cùng tham khảo!

I/ Đặt vấn đề :

Hiện nay, thực trạng mắc lỗi chính tả của người viết chữ Quốc ngữ nói chung và của học sinh nói riêng từ lâu vẫn còn là vấn đề nhức nhối đối với những ai quan tâm đến vấn đề này. Chữ viết của học sinh không được như xã hội mong muốn.

Trên báo chí hàng ngày, trên các tạp chí nghiên cứu, trong các cuộc hội thảo khoa học, người ta thường bắt gặp những ý kiến than phiền về tình trạng lỗi chính tả (CT) của học sinh. Không những ở một địa phương mà ở khắp nơi trong Nam, ngoài Bắc, tình trạng lỗi chính tả của học sinh đều rất phổ biến.

Tác giả Nguyễn Đức Dương viết : “Tại sao mãi đến giờ, sau gần mười sáu năm cải cách giáo dục, học sinh chúng ta vẫn còn viết sai chính tả nhiều đến vậy?”( Nguyễn Đức Dương- Về chiến lược dạy chính tả, Kỷ yếu Hội nghị khoa học H, 1997). Tác giả Hoàng Trọng Canh cho biết: “Theo điều tra sơ bộ của chúng tôi tại mười trường tiểu học ở địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh thì sai chính tả đang là một chứng bệnh phổ biến trong học sinh.

Qua 3446 bài tập viết của học sinh thì từ lớp 2 đến lớp 5 thì có tới 3171 bài phạm sai chính tả (chiếm 92%) … Từ các ý kiến của các chuyên gia trên, ta thấy học sinh mắc lỗi chính tả thật đáng được xã hội quan tâm và tìm kiếm những giải pháp để tháo gỡ cho vấn đề trên.

Xuất phát từ thực tiễn nơi tôi đang dạy, đa số học sinh thành phần gia đình khó khăn, làm thuê, làm mướn, lao động nghèo. Các thiếu thốn rất nhiều về điều kiện và phương tiện học tập. Chính đều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập nói chung và phân môn chính tả nói riêng. Tỉ lệ học sinh viết chính tả, nhất là chính tả nghe-viết còn rất thấp, điều ấy khiến tôi ưu tư, lo lắng.

Tôi luôn trăn trở: làm sao để giúp cho học sinh lớp mình học tốt chính tả này đây? Qua một thời gian tham khảo, học hỏi bạn đồng nghiệp v.v… Tôi đã tìm ra một số biện pháp hữu hiệu để giúp học sinh học tôt Chính tả và khắc phục lỗi chính tả cho lớp tôi. Sau vài năm thực hiện các biện pháp ấy, kết quả đạt được rất khả quan, có thể áp dụng rộng rãi ở các vùng có học sinh khó khăn, tôi xin trình bày lại kinh nghiệm sau đây:

II/ Nội dung, biện pháp giải quyết:

1/Quá trình phát triển kinh nghiệm:

Ngay từ năm học 2002-2003, khi được học tập huấn về “ Chương trình SGK mới”. Hè 2003 dành cho GV lớp 2 do PGD tổ chức, tôi đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu , tìm hiểu, tham khảo về chương trình SGK mới này nhằm phục vụ cho việc giảng dạy ở lớp 2. Tôi quan tâm đặc biệt ở môn Tiếng Việt lớp 2, có rất nhiều phân môn như tập đọc,Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện, tập làm văn… và nhiều phương pháp dạy học tích cực dành cho học sinh lớp 2 ở môn Tiếng Việt.

Ở năm học 2002-2003 tôi áp dụng phương pháp mới vào dạy học, cũng rất khả quan nhưng ở phân môn Chính tả, tỉ lệ học sinh viết đúng môn Chính tả cũng chưa chuyển biến được bao nhiêu. Điều ấy, làm tôi thật sự lo lắng, qua nghiên cứu băng hình giảng dạy dành cho học sinh lớp 2 của Chính tả SGK mới, tôi thấy các phương pháp dạy học mới Chính tả của các giáo viên dạy mẫu rất hay nhưng khi áp dụng vào thực tiễn lớp tôi, nơi tôi đang công tác thì kết quả không được như mong muốn.

Tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại như thế ? Tôi bắt đầu so sánh thực tế vùng, miền, địa bàn học sinh của tôi thì mới hiểu rõ ràng vì hoàn cảnh thiếu thông tin, thiếu điều kiện, phương tiện học tập và do trình độ tiếp thu của học sinh, nếu áp dụng rập khuôn, máy móc theo cách dạy dành cho học sinh vùng Thành phố, nơi thuận lợi, học sinh ở vùng khó khăn sẽ không nắm bắt kịp hoặc nắm bắt được thì chỉ một số học sinh khá, giỏi mà thôi, học sinh trung bình, yếu sẽ không theo kịp được.

Tôi suy nghĩ: “ Liệu mình có thể áp dụng rập khuôn theo cách dạy trên băng ghi hình tập huấn hay là sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực ấy nhưng mình điều chỉnh sao cho linh hoạt phù hợp với thực tế lớp học, địa phương mình? Khi chấm phải bài tập chép mà học sinh vẫn còn mắc lỗi, tôi hết sức bàng hoàng, vừa buồn vừa lo cho các em.

Tôi trăn trở: ”Nếu ngay từ lớp 2 ở bậc tiểu học mà các em đã viết sai lỗi Chính tả nhiều như vậy, nếu không sửa kịp thời cho các em thì lớn lên ở bậc THCS, THPT thậm chí khi ra ngoài xã hội mà còn viết sai Chính tả thì trách nhiệm này sẽ thuộc về ai đây?” Nghĩ sao làm như vậy, tôi quyết tâm bắt tay vào việc sưu tầm, tài liệu chuyên môn, tham khảo sách báo, trao đổi với đồng nghiệp… đề ra các biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả.

Qua việc tìm tòi, đọc sách báo, tài liệu tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm quý giá về dạy phân môn Chính tả như sau: Trước hết ta cần tìm hiểu về:

1.Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của phân môn Chính tả ở tiểu học:

Thuật ngữ chính tả hiểu theo nghĩa gốc là “Phép viết đúng” hoặc “Lỗi viết hợp với chuẩn”. Cụ thể, Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho cách viết 1từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách phiên âm, tên riêng nước ngoài… Nói cách khác Chính tả là những quy tắc của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích của nó là làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nội dung của văn bản.

Quynh Ruby (chia sẻ)