Mạc Đĩnh Chi là Lưỡng quốc Trạng nguyên thời nhà Trần, nổi tiếng thông minh nhưng tướng mạo xấu xí

Tượng thờ Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ở chùa Dâu, Bắc Ninh. Ảnh: Wikipedia.

Theo sách Danh nhân Việt Nam, Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1272 (một số tài liệu ghi là 1280), tự là Tiết Phu, người châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sau đó đến làng Lũng Động, Chí Linh cũng trong châu đó (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông đỗ trạng nguyên năm 1304, dưới thời vua Trần Anh Tông. Ở khoa thi năm đó, bài làm của Mạc Đĩnh Chi hay hơn cả, nhưng vì tướng mạo xấu xí nên mới đầu vua không muốn để ông đỗ đầu. Sau khi làm bài phú “Ngọc tỉnh liên” để tự ví mình như hoa sen, Mạc Đĩnh Chi được vua cảm phục, công nhận và bổ dụng.

Mạc Đĩnh Chi làm quan dưới ba đời vua nhà Trần là Anh Tông (1293-1313), Minh Tông (1314-1328), Hiến Tông (1329-1340), làm đến chức Tả bộc xạ – một chức quan to của triều đình. Ông nhiều lần được cử đi sứ, được vua Nguyên phong làm “Lưỡng quốc trạng nguyên”. Ông mất năm 1346 (một số tài liệu viết là 1350).

<< Quay lại