MÁ ƠI! CON XIN LỖI MÁ!

Tiểu phẩm, MÁ ƠI! CON XIN LỖI MÁ!, Tái hiện lại hiện trạng các bạn học sinh không nghe lời thầy cô, cha mẹ, quên đi nội quy nhà trường. Các bạn và các em đòi mua hàng rong, mua đồ dùng đồ chơi không rõ nguồn gốc để rồi hậu quả xảy ra rất nguy hại và đáng tiếc.

(Mẹ và Tâm Đức còn đang chuẩn bị sách vở trong nhà, trong nhà nói vọng ra, ngoài đường đã có những gánh hàng rong, xe đẩy,…)

Mẹ: Tâm Đức à! Sắp đến giờ đi học rồi, rồi con tự chuẩn bị đồ đạc xong chưa? Nhanh lên đi học kẻo trễ nghe con.

Tâm Đức: Dạ, con đang chuẩn bị đây, sắp xong rồi mẹ.

Gánh bánh canh: Ai mua bánh canh hôn!

Học sinh (2 em): Dì Năm ơi, bán con 2 tô bánh canh nghen.

Mẹ: An à! Nhớ xem lại thời khóa biểu rồi kiểm tra tập sách cho kĩ, không để thiếu tập sách thầy cô rầy nghe con!

Tâm Đức: Dạ, con biết rồi mẹ. Con kiểm kĩ rồi, mẹ an tâm. Xong rồi nè mẹ.

Mẹ: Ồ, con trai mẹ giỏi quá. Con đã lớn thật rồi, biết tự chuẩn bị đồ đạc, quần áo đi học rồi nè. Đâu để mẹ ngắm lại xem nào!

        Ôi, con trai mẹ hôm nay giỏi, biết tự chuẩn bị mọi thứ để đi học nghen. Nào! lên xe đi con, mình lên đường thôi!

Tâm Đức: Dạ. Con cảm ơn mẹ. Mình đi mẹ!

Học sinh (2 em): Hôm nay dì 5 nấu bánh canh tép ngon quá! Béo, vừa ăn ghê!

        Bao nhiêu tiền một tô vậy dì?

Gánh bánh canh: 10 000 đồng/ một tô. Hai con no chưa? Muốn ăn thêm nữa không? Ăn cho no để đi học nghe con!

Học sinh (2 em): Dạ tụi con no rồi. Tiền đây. Hai con cảm ơn Dì 5. Tụi con đi nghen Dì. Chúc Dì bán đắt nhé!

Gánh bánh canh: Ô, hai con đáng yêu quá! Học trò trường Chu Văn An đúng là ngoan ngoãn, lễ phép. Cảm ơn 2 con nhé! Dì 5 cũng đi bán tiếp đây!

Xe đồ chơi: Ai mua đồ chơi hôn! Đồ chơi trẻ em các loại hấp dẫn đây!

Tâm Đức: Mẹ, mẹ, dừng xe lại.

Mẹ: (dừng xe) Cái gì vậy con?

Tâm Đức: Các bạn con vào lớp thường hay ăn kẹo và chơi cái loại đồ chơi này nè, con chỉ mẹ xem!

Mẹ: Chèn ơi, lớp 5 rồi mè còn thơi gì con. Những thứ đó không tốt đâu nhé! Không được mua đồ chơi đem vào lớp không học được, thầy cô rầy, biết chưa?

Tâm Đức: Mẹ mua cho con đi mà.

Mẹ: Đâu để mẹ xem nào!

Tâm Đức: Cái này nè mẹ!

Mẹ: Không được con à, cái này chơi không tốt, có nước ở trong đó. Nước này mình đâu biết nguồn gốc, không biết có nguy hiểm không, chơi không tốt đâu con. Thôi nhé!

Tâm Đức: (Nũng nịu) Má mua cho con đi mà má! Con chơi cẩn thận mà! Các bạn con chơi hoài, không sao đâu mà. Mua cho con đi mà! Má…..

Xe đẩy: Mua cho cháu đi chị, không sao đâu chị, tụi nhỏ thích lắm, tụi nó chơi hoài.

Tâm Đức: Má, má, ….!

Mẹ: Chời ơi, thiệt tình á. Má khổ con thiệt á. Thôi được rồi. Nè. Bao nhiêu vậy anh?

Xe đẩy: 20 nghìn chị ạ.

          Cảm ơn chị!

Mẹ con của An cũng tới trường.

Mẹ: Tới trường rồi. Thôi con vào học đi. Nhớ Chơi cẩn thận đó. Có gì mẹ đánh đòn con đó nhé!

Tâm Đức: Dạ. Con cảm ơn mẹ!

Lần này tao có đồ chơi giống mấy thằng bây rồi đây. Không nổ với tao nữa nhé!

Nhóm bạn: (chạy đến) An vào chơi với mình đi!

Tâm Đức: Thôi, hôm nay mình hong chơi trò các bạn đâu.

Nhóm bạn: Sao vậy An. Hay hôm nay có gì mới hả?

Tâm Đức: Các bạn đón trúng rồi. Mình có cái này nè. Helo…. (An khoe đồ chơi)

Nhóm bạn: Đâu, đâu,… mình xem…

Các bạn giật đồ chơi múa lung tung, đùa giỡn. An rượt theo giành lại… Giành giật đồ chơi gãy văng nước tung tóe, văng vào mắt. An nằm khóc, các bạn xúm quanh, gọi cô y tá.

Cô y tá: Thế nào? An có sao không? Để cô xem.

          Cô y tá lấy cồn rửa những chỗ văng nước, lau và nhỏ mắt cho An.

Long: (Trong số bạn của An) Kể lại cho cô nghe sự việc.

          Các bạn giành giật đồ chơi của bạn An làm đồ chơi của bạn An bị gãy, nước trong đồ chơi văng ra vậy đó cô.

Cô y tá: Các em có biết nước trong đồ chơi này là gì không?

Nhóm học sinh: Dạ không biết cô.

Cô y tá: Cô đã lau những chỗ bẩn trên người và cả mắt Tâm Đức rồi, nhưng giờ mắt em ấy xưng đỏ lên rồi. Ở đây cô không có đủ dụng cụ để kiểm tra, để cô gọi cha mẹ Tâm Đức đến để trợ giúp.

Mẹ: Trời ơi! Cô ơi, con tôi có sao vậy cô? Con ơi, An ơi,….

Cô y tá: Cháu đùa giỡn với bạn làm gãy đò chơi, nước trong đồ chơi văng vào mắt. Tôi cũng không xác định rõ được nước đó là nước gì được. Kết hợp do tay bẩn cháu dụi vào mắt liên tục nên giờ xưng đỏ rồi, chắc nhờ chị đưa cháu đi đến BS mắt kiểm tra giúp tôi. Tôi cảm ơn chị.

Mẹ: Được rồi cô, tôi hiểu rồi. Cảm ơn cô. Cũng do tui cưng chiều nó nên giờ đây nó mới vậy nè. Huhuhuhu, khổ cho tui quá mà! Cảm ơn cô y tá nghen! Tôi đi đây.

Tâm Đức: Má…..má! Con biết lỗi của con rồi. Má ơi! Con xin lỗi má!

Má: Con biết lỗi vậy là tốt rồi. Thôi, chắc không sao đâu con. Đi với má, đi gặp BS gấp xem sao. (Mẹ con của An đi.)

Cô Y tá: Đấy các con thấy không? Đây là bài học mà các con nên nhớ!

          Các con không được nũng nịu đòi cho mẹ, anh chị mua quà bánh, hàng rong không rõ nguồn gốc.

          Những đồ dùng, đồ chơi có chất lỏng không rõ đặc điểm, xuất xứ rất nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.

          Khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi nhất định phải biết rõ nguồn gốc, biết rõ cơ sở sản xuất.

          Và tuyệt đối không được dùng những đồ dùng, đồ chơi có tính chất nguy hiểm.

          Hãy luôn giữ an toàn cho chính mình và mọi người xung quanh các con nhé!

Nhóm học sinh: Dạ. Các con rất cảm ơn cô!

Thái Thành: Các con khắc ghi lời cô dạy: Không chơi các đồ chơi có tính nguy hiểm, không mua quà bánh, đồ dùng, đồ chơi không rõ nguồn gốc để giữ an toàn cho chính mình và mọi người xung quanh.

Nhóm học sinh: (đồng thanh) Chúng em sẽ nhớ lời cô dạy. Chúng em cảm ơn cô!

Tiểu phẩm MÁ ƠI! CON XIN LỖI MÁ! của chúng em đến đây là hết rồi. Chúng em trân trọng cảm ơn thầy cô, quý phụ huynh, các bạn và các em đã chú ý lắng nghe!

Các bạn và các em ơi! Tiểu phẩm MÁ ƠI! CON XIN LỖI MÁ! đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ phải không ạ?

Bây giờ chúng mình có những câu hỏi giao lưu để hiểu rõ hơn những suy nghĩ của các bạn và các em nè.

1. Tiêu phẩm của chúng mình có tên là gì?

A. Bé Tâm Đức

B. Má ơi! Con xin lỗi má!

C. Đứa bé hư.

2. Tâm Đức nũng nịu đòi mẹ phải làm gì?

A. Mua bánh canh ăn.

B. Đòi mẹ soạn sách vở giúp.

C. Đòi mẹ mua đồ chơi.

3. Đồ chơi Tâm Đức đòi mẹ mua có tính chất thế nào?

A. Nguy hiểm vì không rõ nguồn gốc

B. Rất rẻ tiền, dễ sử dụng.

C. Phổ biến vì nhiều bạn bè chơi.

4. Đồ chơi của Tâm Đức nguy hiểm ra sao?

A. Sắc nhọn, có thể gây thương tích.

B. Nước trong đồ chơi không rõ tính chất.

C. Đồ chơi đó không rõ nguồn gốc, không rõ địa chỉ.

D. Cả ba ý trên.

5. Tiểu phẩm MÁ ƠI! CON XIN LỖI MÁ! giúp chúng ta nhận ra được bài học quý gì?

Phần văn nghệ dưới cờ của lớp 5/2 đến đây đã hết rồi. Chúng em kính chúc quý thầy cô luôn có dồi dào sức khỏe để dạy dỗ cho chúng em. Chúc các bạn và các em có một tuần học tập thật tốt, tràn đầy niềm vui, thu thập được nhiều bài học quý! Xin trân trọng kính chào!

Tô Ngọc Sơn