Quê hương là chùm khế ngọt! Bài thơ KHÚC CA TIẾN CÔNG ĐỒNG THÁP MƯỜI dưới đây đã tái hiện rất đầy đủ lịch sử hào hùng của quê hương tôi!
Giờ ngồi nhắc lại xa xưa
Mấy mươi năm trước tưởng vừa hôm qua
Một thời nắng lửa cháy da
Đất phèn quánh chặt như là đồng thau
Mình như đi giữa chiêm bao
Giữa bao đồng lúa hoa màu ngút xanh
Đất lành vẫn mãi đất lành
Từng bầy chim múa hót lanh lảnh trời
Làm sao quên chuyện qua rồi
Bao cơ cực bám kiếp người bủa vây
Ngửa bàn tay lật bàn tay
Đói nghèo lần lượt hết ngày lại đêm
nước kéo về từ đầu nguồn
một ngày dâng lên vài ba tấc
nhà ngập nóc
người tránh lũ lụt bồng chống nhau bỏ xứ ra đi
tổ quốc vừa đoàn viên
giờ lại phải di cư trên chính xứ sở mình
cả Đồng Tháp Mười
hơn trăm ngàn mẫu lúa chìm trong nước
kêu trời chẳng thấu
kêu đất chẳng nghe
trận lụt năm bảy tám
kinh hoàng trùm lên khắp xóm làng
vừa mừng thoát khỏi đạm bom
giờ ngồi cất giọng ru con đẫm buồn
chẳng lẽ nào ta khoanh tay chịu đói
bạn bè gần xa giúp mấy cũng không vừa
hàng chục ngàn người lên đường làm kinh tế mới
nông trường như mấm mọc khắp nơi
những Gáo Đôi, Động Cát, Láng Biển, Cô Đông, Quyết Thắng, Giồng Găng…
chờ sức người mở đất khai hoang
nào ngờ
mạ lên chưa đầy gang tay
gặp mưa già phèn dậy
phải ăn cả lúa giống đợi mùa sau sạ lại
trồng lúa lúa chết
trồng khoai khoai lụi
những bầu mướp dưa cà chưa kịp xanh đã úa
khát khô cổ
đi từ sáng tới trưa mới đem được nước ngọt về
chưa kịp uống đã cháy khô cổ họng
đất xám xịt
đất đen ngòm
đất đỏ chạch
đất xanh rờn
màu nào đất cũng dư dả
chỉ thiếu màu phù sa
năm một chín tám hai
chú Sáu Dân về
Nhà nước về
Đảng về
kinh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng xuyên ruột Tháp Mười
nối sông Tiền với Vàm Cỏ Tây
dòng nước ngọt tràn vào
sữa phù sa tràn vào
người hớn hở
đất reo hò
Tam Nông một chín tám ba
năm mươi ngàn dân
chưa tròn hai ngàn mẫu lúa
mỗi năm đầu người chỉ sáu trăm ký hơn
sống làm sao
giàu làm sao
và cả chết làm sao nữa
những câu hỏi xoáy vào bao lãnh đạo
có cả những người vừa từ trong bom đạn bước ra
đâu phải chỉ có chú Sáu Dân, Tám Bé, Mười Nhẹ
đâu phải chỉ mỗi một Hồng Nhân, Lê Khôi, Lê Hiếu, Năm Nam
đâu chỉ riêng Tư Nghinh, Tư Lam Sơn hay Tám Vũ
cả Đồng Tháp đều cùng Tam Nông đi tới
cả Tam Nông cùng Tam Nông chung lòng dốc sức
phèn không trôi ta bắt phèn ngủ yên
không có nước ta đào kinh dẫn nước
từ sống chung với lũ
đến thoát lũ ra biển tây
ba mươi năm không dài
ba mươi năm là một cuộc trường chinh
chống đói nghèo lạc hậu
để có một Tam Nông mạnh giàu
phải đổ bao nước mắt
mồ hôi
và cả máu
Tam Nông năm hai ngàn mười ba
ba mươi năm
hơn năm mươi ngàn mẫu lúa
ba mươi năm
phát triển mười một lần so với ngày đầu chia tách huyện
một huyền thoại giữa Đồng Tháp Mười
một kỳ tích trong chinh phục thiên nhiên
một dấu son giữa thời đại mới
Tam Nông
quyết giữ cho Tam Nông
những hạt lúa trời
thành những hạt ngọc của người
thành những mùa đầy ắp tiếng cười
thành một minh chứng về lòng tin vào Đảng
thành một bài học lớn của sức dân trước sau chung thủy
biết sống cho xứ sở mình
Đồng Tháp Mười vựa lúa của miền Nam
Tam Nông như một lẫm lúa lớn
lẫm lúa vững bền tương lai.
Coppy từ Facebook Nguyễn Hữu Nhân