Thực sự hiếu thảo với cha mẹ là gì? Đây là câu trả lời hay nhất tôi từng nghe

Tiếp theo trang 1

Hãy nghĩ về điều đó vào ngày thường, mỗi khi chúng ta cần bố mẹ giúp đỡ một việc gì đó, dù việc lớn hay việc nhỏ, họ sẽ rất tích cực và đảm đang, rất ít khi từ chối.

Ngoài ra, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy rằng những người già có cháu rất thích chăm sóc cháu và chơi với chúng.

Thực ra, tất cả những điều này là do người già cảm thấy mình còn có thể làm tròn vai, nếu không trở thành gánh nặng cho con cái thì họ sẽ rất hạnh phúc.

Trước đây tôi có đọc một câu chuyện trên mạng kể rằng ông chủ của một công ty thường dùng xe lăn đẩy bà mẹ có đôi chân bị tật đi chợ rau mua đồ ăn, còn nhờ bà cụ mặc cả cho mình, mua đồ ăn xong, anh luôn lắng nghe người mẹ già của mình cằn nhằn.

Tài sản của anh ta có thể mua được toàn bộ chợ rau.

Mà sao lại thấy vui khi bà cụ mặc cả bớt được một hai nghìn đó?

Là bởi vì muốn người mẹ khuyết tật ở chân cảm thấy mình “có ích”, con trai bà vẫn cần bà.

Câu chuyện này cũng khiến tôi nhớ đến người hàng xóm của tôi, chú Lý. Khi tôi còn nhỏ, chú sống với mẹ già đã ngoài 70 tuổi.

Chú ấy có một thói quen mà tôi rất ghét, đó là cứ đến mùa đông, chú lại chạy về nhà vào buổi trưa và nhờ mẹ hấp bánh bao cho mình.

Điều đáng buồn hơn cả là chú thường xuyên đưa đồng nghiệp cùng cơ quan đến ăn bánh bao ở nhà.

Nhiệt độ ở Tân Cương vào mùa đông xuống dưới 0 độ. Bánh bao sau khi gói xong sẽ để đông lạnh trực tiếp trong sân, lúc nào muốn ăn chỉ cần lấy vào hấp lên, bản chất là một kiểu tủ lạnh tự nhiên.

Vì vậy, ngay khi bắt đầu dọn nhà vào đầu năm, mẹ của chú Lý liền bắt tay vào làm bánh bao, có thể thấy hầu như ngày nào bà cụ cũng phơi bánh bao ra sân.

“Bất hiếu quá, bà già như vậy mà vẫn phải nấu cho chú ăn”. Mỗi lần nhìn thấy chú Lý, tôi lại thầm than với mẹ.

Vì lý do này, chị em tôi không thích nói chuyện với chú Lý.

Một ngày nọ, tôi tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa chú Lý và đồng nghiệp của chú.

Một đồng nghiệp nói: “Mẹ của anh đã lớn tuổi rồi, sao còn bắt bà phải nấu nướng, chỉ cần ăn trưa tại cơ quan thì không được sao?”.

“Mẹ tôi từng rất khỏe. Nhưng mấy năm nay bà không còn khỏe nữa, việc duy nhất có thể giúp tôi là làm bánh bao”, chú Lý châm một điếu thuốc nhìn về phía xa xăm.

Lúc đó, tôi không hiểu ý tứ trong lời nói của chú Lý, nhưng bản năng mách bảo tôi rằng, chú Lý không phải là người không hòa nhã như tôi nghĩ.

Sau đó, mẹ chú Lý bị liệt, trong trí nhớ của tôi, chú Lý thường mang vỏ bánh và nhân bánh đến cho mẹ, để bà vẫn làm bánh bao cho chú.

Hôm nay nhớ lại, quả thực chú Lý rất có hiếu.

Có câu nói, hiếu thuận không bằng hòa thuận, hòa thuận không bằng sống có ích. Cha mẹ cảm thấy mình là người có ích, có thể giúp đỡ con cái, không phải là gánh nặng khiến con cái phải lo lắng, đây mới chính là điểm mấu chốt khiến người già hạnh phúc trong những năm tháng sau này.

Xem tiếp trang 3 >>